Sau một vài tuần bị các nhà lập pháp Hoa Kỳ thẳng thắn chỉ trích, dự án tiền điện tử Facebook – Libra dường như đã đổ bể trước khi kịp chạm đất. Rất nhiều áp lực điều tiết mới chồng chất trong tuần này đến từ các nước liên quan trên thế giới. Xem thêm: thị trường tiền điện tử 2018

Dự án tiền điện tử của Facebook – Libra và các quy định đang leo thang

Trong vòng 02 tháng sau khi Facebook thông báo về tham vọng tạo ra loại tiền điện tử của riêng mình trở thành ngân hàng lớn nhất thế giới, áp lực chống lại nó đã tăng lên. Theo báo cáo, các cơ quan bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư ở Mỹ, Anh, Châu Âu, Canada và Úc đã đưa ra một tuyên bố chung, chia sẻ mối lo ngại về việc Facebook hướng đến thị trường tài sản kỹ thuật số.

Trong thông báo vào hôm qua, Ủy viên Văn phòng Thông tin của Úc và Vương quốc Anh đã cùng nhau kêu gọi thêm thông tin từ các trang web độc quyền về việc mạng lưới Libra bảo mật và bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng như thế nào.

Ủy viên của cơ quan Thông tin và bảo mật Úc – Angelene Falk, tuyên bố:

“Đây là một bước quan trọng trong việc quản lý các công ty trực tuyến toàn cầu nhằm giải thích cách mà họ xử lý thông tin cá nhân. Với nhiều sáng kiến trong lĩnh vực tài chính và công nghệ của chúng tôi, quyền riêng tư phải là thành phần chính của bất kỳ sáng kiến kỹ thuật số quan trọng nào như Libra”.

Tuyên bố chung cho biết thêm rằng công ty đã thất bại trong việc giải quyết các hoạt động xử lý thông tin nhằm bảo mật và bảo vệ thông tin cá nhân. Những lo ngại này không có gì đáng ngạc nhiên khi gần đây công ty đã vướng phải các vụ bê bối liên quan đến quyền riêng tư dữ liệu và bảo mật trực tuyến. Xem thêm: margin là gì

Facebook đã bị Ủy ban Thương mại Liên bang áp dụng khoản tiền phạt 5 tỷ USD đối với rắc rối Cambridge Analytica vào cùng thời điểm công bố Libra. Thừa nhận điều này, tuyên bố tiếp tục

“Nhiều người trong cộng đồng quản lý của chúng tôi đã phải giải quyết một số vấn đề trước đây, liên quan đến việc xử lý thông tin người dùng của Facebook không đáp ứng như mong đợi của các nhà quản lý hoặc người dùng của họ”.

Tuyên bố cho biết thêm:

“Ngoài ra, với các kế hoạch hiện tại để triển khai nhanh Libra và Calibra, chúng tôi rất ngạc nhiên và lo ngại rằng những chi tiết trên vẫn chưa được tích hợp”.

Ông chủ Facebook – Mark Zuckerberg và người đứng đầu dự án David Marcus vẫn chưa phản hồi về vấn đề này, trong khi mọi người ngày càng quan tâm đến công ty tiền điện tử lớn và tham vọng tài chính trên toàn cầu. Có khả năng họ sẽ cần phải thực hiện thêm một số công việc trước ngày ra mắt được đề xuất vào năm tới.

Một số quốc gia, bao gồm thị trường lớn nhất của Facebook – Ấn Độ, đã cấm dự án trước khi nó được ra mắt. Trung Quốc đã cấm hoàn toàn nền tảng này, điều đó có nghĩa là gần 40% dân số thế giới tại hai quốc gia này sẽ không có quyền tiếp cận dự án.

Với áp lực gia tăng từ phần còn lại của hành tinh, tương lai của Libra thật sự trông khá ảm đạm.