GỐM SỨ HOÀNG PHÁT BÁT TRÀNG XIN KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH!

Bộ tam sự hay bộ đỉnh thờ
là những vật thờ cúng có ý nghĩa linh thiêng, nắm giữ sợi dây vô hình liên hệ giữa con cháu và ông bà, tổ tiên - những người đã khuất, sự ghi nhớ công ơn của các đấng sinh thành, đồng thời mong được che chở “phù hộ độ trì” cho gia chủ luôn gặp may mắn và tài lộc, bình an.

Tùy theo văn hóa vùng, miền và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà bàn thờ có thể to, nhỏ và cách bài trí bộ đồ thờ có nét khác biệt. Tuy nhiên vẫn có những nguyên tắc chung trong cách bài trí và sử dụng đồ thờ cúng như: bàn thờ phải hội đủ ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ; sử dụng hoành phi, câu đối, tam sơn, tam sự… trong thờ cúng.

Xem thêm: BÁT HƯƠNG MEN RẠN ĐẮP NỔI CÓ KÍCH THƯỚC NHƯ THẾ NÀO?



Bộ tam sự gồm một bộ đồ thờ gồm 3 vật: một lư hương + đôi chân nến hoặc một lư hương + đôi hạc.

Lư hương hay còn gọi đỉnh hương được làm từ đất cao lanh, nung ở nhiệt độ 1300 độ C, chế tác và khắc họa tại làng gốm cổ truyền Bát Tràng; đỉnh hương bao gồm đế, chân, bụng, nắp đỉnh, tai mây. Đỉnh gồm ba chân trụ vững chãi đứng trên đế. Phần bụng đỉnh phình ra hình bầu dục cân đối, bụng đỉnh được đôi bàn tay tài hoa, khéo léo của người nghệ nhân gốm Bát Tràng chạm khắc vẽ hình "Song Long Chầu Nguyệt" thiêng liêng, cao quý, hay những dòng chữ hán "Phúc Lộc Thọ Khang Linh”" với mong muốn sự hòa thuận, phúc đức, bình an. Phía trên nắp đỉnh có một con nghê ngự uy nghi, bệ vệ.

Lư hương là nơi dùng để đốt trầm tạo ra mùi thơm thanh khiết, lan tòa trên bàn thờ và phong thờ. Theo quan niệm tâm linh mùi hương trầm thơm thể hiện lòng thành của người sống với người đã khuất, không gian thờ tự thanh tịnh, thanh khiết và cao quý, ấm cúng cho gian phòng. Khói trầm toả ra có tác dụng thanh lọc khí rất tốt; về mặt tâm linh thì nó hoá giải được hung khí tăng thêm cát khí, gia tăng sự hoà thuận, hiếu thảo, sự tăng tiến về trí tuệ tài lộc.



Đôi hạc đứng trên lưng rùa thể hiện sự hài hòa giữa đất trời, giữa hai thế giới âm dương. Hạc được xem như một loài chim quý, hình ảnh hạc thường xuất hiện bên các vị thần tiên, hạc cũng là loài vật tượng trưng cho trường thọ, biểu thị cho khát vọng trường tồn, biểu tượng của may mắn. Rùa là loài vật sống ở dưới đất, trong văn hóa Việt Nam, rùa là một linh vật được tôn trọng từ ngàn xưa, nó không đơn thuần là biểu tượng của tuổi thọ, mà còn của sự bảo vệ, che chở, hỗ trợ, sự sang trọng và triển vọng. Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp học vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước.


Đôi chân nến với chất liệu gốm Bát Tràng, rất dễ lau chùi, cọ rửa, được chia thành 3 phần: phần chân đế loe vững trãi, ở giữa là bát nến, lắp ở trên miệng rộng dùng để cốc nến hoặc cắm nến cây. Kích thước của đôi chấn nến phụ thuộc vào chiều cao của đỉnh đồng và kích thước của ban thờ gia tiên. Đôi chân nến thường được đặt hai bên của đỉnh trên ban thờ, vừa mang ý nghĩa tâm linh, vừa mang ý nghĩa thẩm mỹ cao.

GỐM SỨ HOÀNG PHÁT BÁT TRÀNG

o Showroom gốm sứ Hoàng Phát Bát Tràng
Số 22, thôn 6, Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
Xưởng sản xuất
o Số 252, thôn 4, Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
Hotline 0918 482 648
Website: https://hoangphatbattrang.vn/