Về phí dịch vụ, tại thị trường Việt Nam hiện tại các đơn vị cung cấp dịch vụ thuê văn phòng chuyên nghiệp đều thu phí từ chủ tòa nhà và không thu phí của khách thuê.

Dịch vụ thuê văn phòng chuyên nghiệp là quá trình đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn và trợ giúp khách thuê từ lúc hình thành nhu cầu cho đến khi hoàn thành việc ký ký hết hợp đồng. Điều làm nên sự khác biệt của dịch vụ thuê văn phòng chính là hoạt động tư vấn chuyên nghiệp và hiệu quả trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ.



Xem địa chỉ cho thuê văn phòng quận 10 tại đây: http://www.hcmrealty.vn/cho-thue-van-phong-quan-10-d76/

Quá trình này trải qua 4 giai đoạn:

1. Tư vấn xác lập yêu cầu thuê đảm bảo sự phù hợp và khả thi giữa mong muốn, khả năng chi trả của khách hàng với thực trạng của thị trường về nguồn cung và giá cả;

2. Tìm kiếm đề xuất các văn phòng phù hợp với yêu cầu thuê của khách hàng;

3. Trợ giúp khách hàng xem xét thực tế, đánh giá và lựa chọn văn phòng phù hợp;

4. Tư vấn thương lượng đàm phán giá và các điều khoản hợp đồng.

Không chỉ cung cấp thông tin, kết nối cung cầu giữa khách thuê và chủ tòa nhà như những môi giới thông thường. Điều làm nên sự khác biệt của dịch vụ thuê văn phòng chính là hoạt động tư vấn chuyên nghiệp và hiệu quả trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ.

Dịch vụ thuê văn phòng hỗ trợ cho khách hàng nhanh chóng thuê được văn phòng với mức giá tốt nhờ vào sự am hiểu thị trường, nghiệp vụ, và mối quan hệ đối tác với tất cả các tòa nhà văn phòng. Đồng thời vẫn đảm bảo được tính khách quan và minh bạch khi khách hàng là người trực tiếp nhận chào giá, trực tiếp xem xét, lựa chọn văn phòng phù hợp, trực tiếp đàm phán hợp đồng.

Các đơn vị dịch vụ giữ vai trò cung cấp thông tin thị trường, thông tin tòa nhà, trợ giúp giao dịch, đưa ra các ý kiến tư vấn trong quá trình đàm phán giá, thương lượng hợp đồng.



10 điều cần biết để đàm phán giá và chi phí thuê văn phòng
Tài liệu này được HCM REALTY xây dựng dựa trên kinh nghiệm 10+ năm tư vấn và hỗ trợ khách hàng thuê văn phòng. Cùng tìm hiểu qua các nội dung chi tiết dưới đây để quá trình thuê văn phòng được thuận lợi và mang lại giá trị tối đa cho doanh nghiệp!

1. Tổng chi phí mới là điều cần quan tâm

Khi đi thuê văn phòng, điều bạn cần quan tâm là tổng chi phí phải trả. Giá thuê chỉ là một yếu tố chi phí, vì vậy đừng lựa chọn tòa nhà chỉ dựa trên việc so sánh đơn giá. Bạn cần tổng hợp đầy đủ 07 loại chi phí dưới đây để so sánh:
  • Giá thuê
  • Phí dịch vụ
  • Tiền điện điều hòa
  • Tiền điện tiêu thụ trong văn phòng
  • Đỗ xe ô tô, xe máy
  • Chi phí làm ngoài giờ (nếu thường xuyên làm ngoài giờ)
  • Thuế VAT

2. Diện tích thuê được đo theo phương pháp nào
  • Các tòa nhà văn phòng chuyên nghiệp hạng A, B, C chỉ tính tiền thuê cho những diện tích khách hàng thực tế sử dụng. Có 03 phương pháp đo diện tích như sau:
  • Đo thông thủy, trong lòng văn phòng;
  • Đo theo tim tường và vách bao quanh văn phòng;
  • Đo theo mép ngoài của tường và vách bao quanh văn phòng.
  • Phương pháp đo theo thông thủy ít hơn 3 – 5% đo theo diện tích xây dựng (mép ngoài của tường).

3. Trả tiền cho diện tích không hữu ích

Đó là các góc chết, các diện tích không sử dụng được vào việc gì, hoặc các văn phòng có hình dạng bất thường (không phải là chữ nhật, hoặc vuông), văn phòng nhiều cột dẫn đến tăng diện tích không hữu ích.

4. Điều chỉnh giá thuê trong thời hạn Hợp đồng

Khá nhiều chủ tòa nhà đưa điều khoản điều chỉnh giá hàng năm, hoặc sau 2 năm. Một số Hợp đồng tưởng chừng rất công bằng khi quy định nếu giá thị trường tăng thì sẽ tăng, giảm thì sẽ giảm. Nhưng trên thực tế, khi khách thuê đã bỏ rất nhiều chi phí để làm nội thất và chuyển văn phòng, thì khách thuê luôn ở vị thế đàm phán yếu hơn. Vì vậy điều chỉnh giá thuê là điều khoản khách thuê cần hết sức lưu tâm đàm phán.

5. Hai vấn đề về tỷ giá

Thực hiện quy định của Ngân hàng Nhà nước, các chủ tòa nhà quy đổi tiền thuê và phí dịch vụ từ USD sang VNĐ để ký Hợp đồng. Khách thuê cần lưu ý là có tòa nhà điều chỉnh, có tòa nhà không điều chỉnh giá thuê tại mỗi kỳ thanh toán theo sự biến động của tỷ giá USD/VNĐ (Trong 10 năm vừa qua tỷ giá tăng bình quân 4% năm).

6. So sánh chi phí đầu tư hoàn thiện nội thất giữa các tòa nhà

Hiện trạng (trần, sàn, vách, cửa v.v.) của các diện tích văn phòng bàn giao cho khách hàng là khác nhau, nên chi phí cho việc hoàn thiện nội thất là khác nhau.

7. Phí dịch vụ trong thời gian làm nội thất:

Thông thường các tòa nhà có chính sách miễn phí tiền thuê 30 ngày để khách thuê hoàn thiện nội thất, nhưng họ vẫn thu phí dịch vụ. Một số tòa nhà ưu đãi cho khách hàng chỉ thu tiền điện thực tế tiêu hao theo công-tơ.

8. Đừng đặt cọc giữ chỗ nếu bạn chưa đàm phán Hợp đồng

Trình tự đàm phán thuê văn phòng thông thường gồm 2 bước: (i) Ký thư mời thuê (Offer To Lease), và chuyển tiền đặt cọc giữ chỗ tương đương 01 tháng tiền thuê; (ii) Ký Hợp đồng và chuyển tiếp tiền đặt cọc tương đương 02 tháng tiền thuê.

Các thư mời thuê thường không quy định tất cả các vấn đề liên quan đến chi phí khách hàng phải trả. Vì vậy, hãy yêu cầu chủ tòa nhà gửi dự thảo Hợp đồng và bạn hãy đàm phán mọi vấn đề liên quan đến chi phí trước khi chuyển tiền đặt cọc giữ chỗ. Nếu đã đặt cọc giữ chỗ nhưng chưa đàm phán hợp đồng, vị thế đàm phán của bạn sẽ bị suy yếu.

9. Làm gì khi không thể đàm phán đơn giá thuê?

Nhiều tòa nhà ở vị thế rất khó để giảm giá sâu so với giá thuê hiện tại, vì họ đứng trước khả năng phải giảm giá cho khách thuê hiện có trong tòa nhà. Nên thay vì đề nghị giảm đơn giá thuê, bạn có thể để nghị họ:
  • Miễn phí một vài tháng tiền thuê;
  • Miễn phí toàn bộ hoặc một phần chi phí đỗ xe;
  • Tăng thời gian làm việc trong ngày mà không phải trả phí làm ngoài giờ v.v.

10. Thông tin hỗ trợ đàm phán, hãy yêu cầu môi giới của bạn cung cấp thông tin sau
  • Ưu nhược điểm của tòa nhà, văn phòng bạn định thuê;
  • Tòa nhà bạn định thuê còn trống nhiều hay ít;
  • Văn phòng bạn định thuê trống từ bao giờ;
  • Thời gian gần đây có nhiều khách chuyển sang tòa nhà khác không, lý do;
  • Giá thuê của khách cũ trong tòa nhà;
  • Giá, phí của các tòa nhà trong cùng khu vực;

Mọi khoản thanh toán đều được quy đổi từ đô la Mỹ ra đồng Việt Nam, vì vậy hãy làm rõ là lấy tỷ giá của ngân hàng nào? Tỷ giá nào, mua vào, bán ra hay tỷ giá bình quân.