Cao huyết áp là một trong những biến chứng thường gặp trong thời gian mang thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Dù là bệnh mãn tính hay chỉ tạm thời trong giai đoạn mang thai, mức độ thiệt hại cũng vô cùng to lớn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, ngoài cách sử dụng thuốc, một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng có thể giúp bầu hạn chế những nguy cơ mà bệnh cao huyết áp có thể gây ra.
1. Mẹ bầu bị cao huyết áp?
Thông thường, trong tất cả những buổi khám thai của mẹ, bác sĩ đều sẽ tiến hành đo huyết áp và thông báo cho mẹ biết nếu có điều gì bất thường xảy ra. Huyết áp cao có 3 mức độ, bao gồm:
– Từ 140/90 – 149/99 mm Hg, bầu có nguy cơ bị tăng huyết áp nhẹ, cần được thường xuyên theo dõi nhưng chưa cần thiết phải sử dụng thuốc
– Trong khoảng 150/100 – 159/109 mm Hg, bầu có mức huyết áp “vượt ngưỡng an toàn” và đang ngấp nghé nguy hiểm.
– Từ 160/110 mm Hg hoặc cao hơn: huyết áp tăng cao, đặc biệt nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé
Không phải tất cả các loại thuốc điều trị cao huyết áp đều an toàn với mẹ bầu. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng thuốc. Với những trường hợp huyết áp tăng nhẹ, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên chủ động thay đổi một số thói quen sinh hoạt, thường xuyên tập thể dục để kiểm soát mức huyết áp của mình. Đặc biệt, các chuyên gia cũng cho rằng, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp mẹ bầu điều chỉnh mức huyết áp của mình một cách hiệu quả.
Đính kèm 2218
>>> xem thêm: hình ảnh siêu âm thai 10 tuần tuổi
2. Các thực phẩm tốt cho các mẹ bầu bị cao huyết áp:
-Cam
Nếu vẫn đang phân vân vấn đề cao huyết áp nên ăn gì, có lẽ bạn nên thêm cam vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình. Theo nghiên cứu, bổ sung vitamin C trong chế độ dinh dưỡng là một cách an toàn để duy trì mức huyết áp luôn ổn định. Và tất nhiên, cam là một trong những “ứng cử viên” sáng giá nhất trong các loại rau củ quả, nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào.
-Chuối
Giàu kali và chất xơ, chuối cũng là loại thực phẩm thích hợp trong trường hợp huyết áp của bạn có xu hướng gia tăng. Theo các chuyên gia, kali có tác dụng đào thải bớt lượng natri dư thừa ra khỏi cơ thể và giúp ổn định huyết áp tốt hơn.
-Cá hồi
Không chỉ có tác dụng giảm huyết áp, nguồn a-xít béo omega 3 dồi dào trong cá hồi còn giúp tăng cholesterol tốt, giảm triglycerides và làm chậm sự tăng trưởng của mảng bám động mạch.
-Chocolate đen
Bầu có biết thường xuyên ăn chocolate đen có thể giúp cải thiện tâm trạng một cách hiệu quả? Bạn sẽ còn ngạc nhiên hơn nữa khi biết chất flavonol trong chocolate đen còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh cao huyết áp và đột quỵ, bằng cách cải thiện tính đàn hồi của mạch máu.
-Sữa ít béo
Sữa chứa nhiều canxi, giúp hỗ trợ cho quá trình phát triển xương và răng của thai nhi. Đồng thời, các chuyên gia cũng phát hiện ra rằng, bộ 3 “hiệp sĩ” canxi, kali và magiê có trong sữa cũng có tác dụng hữu hiệu trong việc giảm huyết áp.
>>> tham khảo: địa chỉ đăng ký thai sản uy tín
phòng khám phụ khoa ở đâu