1. Kiểu nhà nước
Nhà nước là thực thể xã hội tồn tại trong lịch sử, dưới hình thái kinh tế xã hội nhất định. Do vậy, dựa trên nội dung của phạm trù hình thái kinh tế-xã hội, học thuyết Mác- Lênin đã phân chia các nhà nước trong lịch sử thành các kiểu khác nhau.
Kiểu nhà nước là tổng thể các dấu hiệu cơ bản của nhà nước, thể hiện bản chất, vai trò xã hội, những điều kiện, phát sinh, tồn tại và phát triển của nhà nước trong hình thái kinh tế-xã hội nhất định.
Trong lịch sử tư tưởng chính trị – pháp lí đã có những cách khác nhau trong việc phân chia các kiểu nhà nước. Tuy nhiên, học thuyết Mác-Lênin về hình thái kinh tế – xã hội đem lại cơ sở khoa học để phân biệt các kiểu nhà nước trong lịch sử.

Các kiểu và hình thức của nhà nước
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm luận văn, tiểu luận về ngành Luật hãy tham khảo dịch vụ viết thuê luận văn cao học ngành Luật của chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
Mỗi hình thái – kinh tế xã hội là một kiểu tổ chức đời sống xã hội tương ứng với một phương thức sản xuất nhất định. Từ khi phân chia thành các giai cấp đến nat, xã hội loài người đã và đang trải qua bốn hình thái kinh tế – xã hội là chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản và XHCN. Trong các hình thái kinh tế – xã hội đó, nhà nước – yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội phát sinh, tồn tại và phát triển dựa trên và phù hợp với bản chất, đặc điểm của mỗi cơ sở hạ tầng nhất định là các quan hệ sản xuất trong mỗi phương thức sản xuất tương ứng. Theo các hình thái kinh tế – xã hội đã nêu, có bốn kiểu nhà nước là:
– Nhà nước chủ nô;
– Nhà nước phong kiến;
– Nhà nước tư sản;
– Nhà nước XHCN.
Nhà nước là bộ phận quan trọng nhấ trong kiến trúc thượng tầng xã hội, khi hạ tầng cơ sở thay đổi, các quan hệ kinh tế mới tiến bộ hơn thay thế các quan hệ kinh tế cũ đã lạc hậu, kéo theo sự thay đổi kiểu nhà nước thông qua các cuộc cách mạng xã hội. Như vậy, sự thay thế các kiểu nhà nước trong lịch sử gắn liền và là biểu hiện của sự thay đổi các hình thái kinh tế – xã hội.
Trong bốn kiểu nhà nước nêu trên, các nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản đều dựa trên nền tảng kinh tế là chế độ người bóc lột người đồng thời phục vụ và bảo vệ chế độ đó nên người ta gọi kiểu nhà nước bóc lột.
Nhà nước XHCN dựa trên chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất nên có bản chất khác hẳn, nó bảo vệvà phục vụ cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động gồm giai cấp công nhân, nông dân và đọi ngũ trí thức.
2. Hình thức nhà nước
a. Khái niệm hình thức nhà nước:
Hình thức nhà nước là sự biểu hiện ra bên ngoài của việc tổ chức quyền lực nhà nước ở mỗi kiểu nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Hình thức nhà nước do bản chất và nội dung của nhà nước quy định.
b. Phân loại hình thức nhà nước:
Có 2 loại hình thức chính thể và hình thức cấu trúc:
– Hình thức chính thể: là hình thức tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao, cơ cấu, trình tự và mối quan hệ giữa chúng với nhau cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này.
Hình thức chính thể gồm 2 dạng cơ bản là:
+ Chính thể quân chủ: quyền lực nhà nước tập trung toàn bộ hay phần lớn trong tay người đứng đầu nhà nước (Vua, Hoàng đế…) theo nguyên tắc thừa kế.
+ Chính thể cộng hòa: quyền lực nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan đại diện do dân bầu ra trong một thời gian nhất định.
– Hình thức cấu trúc: là sự tổ chức nhà nước theo các đơn vị hành chính – lãnh thổ và tính chất quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà nước, giữa cơ quan nhà nước trung ương với cơ quan nhà nước địa phương.
Có hai hình thức cấu trúc nhà nước chủ yếu đó là:
+ Nhà nước đơn nhất: là nhà nước có lãnh thổ toàn vẹn, thống nhất Các bộ phận hợp thành nhà nước là các đơn vị hành chính lãnh thổ không có chủ quyền quốc gia và các đặc điểm khác của nhà nước; đồng thời nó có hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương.
Tham khảo thêm:
+ Trình bày bản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam
+ Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam