Nước là yếu tố tự nhiên không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Là nguyên tố hình thành nên sự sống trên trái đất, trong cơ thể con người nước chiếm tới 70%. Nước được dùng trong nấu nướng, sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất và dịch chuyển theo cơ chế vòng tuần hoàn. Tuy nhiên dưới tác động của những yếu tố thuộc về môi trường tự nhiên và ý thức con người nguồn nước đang bị ô nhiễm trầm trọng.


Thế giới đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, đó có thể là ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước hay ô nhiễm tiếng ồn… Chất thải hóa học, hệ quả của các hoạt động công nghiệp, đặc biệt là những chất được sử dụng trong quá trình khai thác khí gas bằng phương pháp thủy lực cắt phá hay quá trình khoan dầu, có thể rò rỉ sau đó hòa vào nguồn nước, phá hủy môi trường sống tự nhiên, gây nguy hiểm cho các loài động vật, làm ô nhiễm sông hồ, đại dương và các mạch nước ngầm trên trái đất. Đây chính là kết quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa ồ ạt.

>> Xem thêm: Các giải pháp ô nhiễm môi trường trong dài hạn

Các loại và nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm hóa học

Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là những chất độc cho thủy sinh vật. Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat, phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành công nghiệp.


Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo ngại. Khi phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Nhưng các cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới. Các loại nông dược sử dụng cho nông nghiệp cũng là nguồn gây ô nhiễm hóa học.

Ô nhiễm vật lý

Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lửng, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ. Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.


Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như muối sắt, mangan, clor tựdo, hydro sulfur, phenol... làm cho nước có vị không bình thường. Các chất amoniac, sulfur, cyanur, dầu làm nước có mùi lạ. Thanh tảo làm nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh của cá.

Ô nhiễm sinh học

Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy…


Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được: sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh...

>> Xem thêm: Nguyên nhân, tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm

Tác hại của nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm đối với con người

Nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm là nguyên nhân gây ra bệnh tật của con người và theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới thì có đến 80% nguyên nhân nhiễm bệnh ở các nước đang phát triển liên quan đến nguồn nước. Những con số đáng báo động về tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm đặc biệt ở các khu đô thị lớn trong thời gian gần đây gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh chúng ta. Cách kiểm tra nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn từ sớm để có giải pháp xử lý hữu hiệu nhằm ngăn chặn bệnh tật có liên quan đến nguồn nước ô nhiễm.

Nguồn nước bẩn không chỉ gây tác hại tức thời, nó gây ra những bất tiện trong cuộc sống hàng ngày như các vật dụng trong gia đình nhanh hỏng, bị ố màu, hoen rỉ, con người còn bị lỡ loét chân tay nguy hại hơn nữa là những căn bệnh nan y khó có thể chữa lành.


Với nguồn nước nhiễm asen chỉ một liều lượng nhỏ Asen có trong nguồn nước giếng khoan, nguồn nước máy được sử dụng cho sinh hoạt, ăn uống nếu sử dụng lâu dài thì sẽ bị các triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi, giảm hồng cầu, bạch cầu…

Các nguồn nước nhiểm phèn, nhiễm sắt lại càng phổ biến hơn và ảnh hướng rất nhiều đến chất lượng sống của người dân trong khu vực. Các dịch bệnh như bại liệt, giun sán, viêm não, đau mắt hột, nấm, tiêu chảy, … được cho rằng có liên quan mật thiết đến nguồn nước bị nhiễm khuẩn.