Trên thế giới hiện nay thì tình trạng ô nhiễm không khí đang ở mức gây hại đối với sức khỏe con người. Mới đây nhiều bài báo đã đưa tin về tình trạng ô nhiễm không khí của nhiều nước trên thế giới như: thủ đô New Delhi ô nhiễm không khí, hơn 1 triệu học sinh Ấn Độ phải nghỉ học hay Singapore đóng cửa trường học do ô nhiễm khói bụi, tình trạng khói bụi ở Malaysia ngày càng nghiêm trọng.


>> Xem thêm: Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm nguồn nước

Tác hại của ô nhiễm không khí

Nhìn chung những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm không khí một phần là do các tác nhân tự nhiên như cháy rừng, núi lửa, bão bụi, quá trình phân hủy của động thực vật,…, một phần là do tác nhân từ con người như hoạt động công nghiệp thải ra rất nhiều khí độc, phát triển giao thông, vận tải, sinh hoạt của con người,…Tất cả những nguyên nhân đó đã gậy nên rất nhiều hậu quả xấu đến sức khỏe con người và môi trường.


- Ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng đến tất cả sinh vật
- Nito đioxxit, ozon, chì,…gây hại trực tiếp cho thực vật khi vào khí khổng.
- Ngăn cản sự quang hợp và tăng trưởng của thực vật và làm giảm sự hấp thu thức ăn, làm cho lá cy nhanh vàng và rụng sớm.
- Làm cho trái đất nóng lên và gây ra hiệu ứng nhà kính.
- Gây ra mưa acid làm cây thiếu thức ăn và giết chết các sinh vật đất.
- Con người tiếp xúc với khói bụi trong thời gian dài sẽ có thể mắc các bệnh liên quan đến hô hấp và nội tạng,…

Trong hoàn cảnh không khí bị ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và con người như thế, chúng ta cần có những biện pháp khắc phục như di chuyển các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp gây ô nhiễm nặng ra vùng ngoài thành phố, phát triển công nghiệp xanh, thực hiện chiến dịch trồng cậy xanh trong thành phố, xây dựng thêm các nhà máy tái chế chất thải,…

Những thành phố ô nhiễm nặng trên thế giới

Thành phố Mexico, Mexico

Từ những năm 1980, thành phố Mexico luôn được biết đến là nơi có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới. Việc hít thở không khí ở đó thậm chí còn được so sánh với việc hút hai gói thuốc lá mỗi ngày. Trong những năm 90, Liên Hợp Quốc đã trích dẫn Mexico City là thành phố có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới, có thể giết chết hàng loạt loài chim.


Ngày nay, một số chất trong không khí ở thành phố này đã giảm nồng độ ô nhiễm như Cacbon mônôxít (CO), sulfur dioxide (SO2) và nitrogen dioxide (NO2). Nồng độ hiện tại của các chất ô nhiễm ở thành phố Mexico được cho là tương đương với Los Angeles, nhưng "trận đấu" vẫn tiếp tục, đặc biệt là nồng độ ozone của thành phố.

Doha, thủ đô của Qatar

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết Doha hiện là một trong những thành phố có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất thế giới. Trong một báo cáo mới đây, chính phủ này cho biết nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm trầm trọng ở nước này là do tình trạng ngành công nghiệp xây dựng đang bùng nổ cũng như lượng khí thải từ các phương tiện giao thông tăng cao.

Thủ đô Ulan Bator

Thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ là một trong những thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới. Nguyên nhân được cho là do mùa đông lạnh và kéo dài, với nhiệt độ có lúc xuống tới -40°C khiến cho người dân Mông Cổ thường xuyên phải đốt than để nấu nướng và sưởi ấm.


Dựa vào bảng đánh giá chất lượng không khí theo thời gian thực (AQI) thì không khí hiện giờ ở đây ô nhiễm ở vào mức độ cao nhất - nghĩa là đang ở mức báo động và tất cả mọi người đều có nguy cơ bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

>> Xem thêm: Tình trạng ô nhiễm kênh rạch tại tp Hồ Chí Minh

Biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí

Với tình hình ô nhiễm không khí nước ta ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Mỗi chúng ta cần có những biện pháp thích hợp nhất để lấy lại bầu không khí trong sạch nhất cho con người bằng các hành động cụ thể như trồng cây xanh, sử dụng các thiết bị tiết kiệm chi phí, nhiên vật liệu nhất.

Bên cạnh đó, về phía nhà nước rất cần đến các chiến dịch trồng cây xanh trong thành phố, xây dựng thêm các nhà máy xử lý chất thải.


Về phía doanh nghiệp, các nhà sản xuất cần đổi mới công nghệ sản xuất, áp dụng công nghệ mới, đẩy nhanh hiệu suất làm việc cũng như hạn chế tới mức thấp nhất khói bụi, rác thải gây ra.

Thay đổi thói quen, sử dụng các thiết bị, vật dụng gia đình đúng cách

Sử dụng các vật dụng, thiết bị gia đình tiết kiệm chi phí điện năng.