Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả sản xuất kinh doanh chịu lệ thuộc rất nhiều vào khả năng tạo dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Theo Michal Porter có 2 loại lợi thế cạnh tranh cơ bản : lợi thế dựa vào việc duy trì chi phí sản xuất thấp và lợi thế dựa trên sự khác biệt hóa về sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên năng lực cạnh tranh về phương diện dài hạn của công ty phụ thuộc nhiều vào khả năng cải tiến một cách liên tục
Theo Robert S.Kaplan và David P.Norton “ Một hệ thống đo lường của tổ chức có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của mọi người ở cả trong và ngoài tổ chức đó. Nếu các công ty muốn tồn tại và phát triển trong cuộc cạnh tranh ở thời đại thông tin thì họ phải sử dụng những hệ thống đo lường và quản lý được hình thành từ những chiến lược và khả năng của chính họ.”

Thẻ điểm cân bằng bổ sung những thước đo tài chính về hiệu quả hoạt động trong quá khứ với những thước đo của những nhân tố dẫn dắt hiệu suất trong tương lai. Những mục tiêu và thước đo của thẻ điểm được nảy sinh từ tầm nhìn và chiến lược của một tổ chức. Những thước đo và mục tiêu này quan sát hiệu quả hoạt động của tổ chức từ bốn góc nhìn : tài chính, khách hàng, quá trình kinh doanh nội tại, học tập và tăng trưởng. Bốn góc nhìn hay khía cạnh này tạo thành khung mẫu cho thẻ điểm cân bằng. Những người lãnh đạo công ty giờ đây có thể đo lường việc các đơn vị kinh doanh của họ tạo ra giá trị cho khách hàng hiện tại và tương lai ra sao, họ phải nâng cao khả năng nội tại và đầu tư vào con người, hệ thống và các thủ tục cần thiết để cải thiện hiệu quả hoạt động trong tương lai như thế nào.
Bên cạnh đó môi trường của một tổ chức lại ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả hoạt động của doanh nghiệp như những yếu tố, những lực lượng, những thể chế… nằm bên ngoài của doanh nghiệp mà nhà quản trị không kiểm soát được.
1/ Các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu
Bộ phận marketing: Nghiên cứu môi trường marketing để nhận diện các cơ hội thị trường , phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường. Đồng thời phân tích khách hàng và các yếu tố có liên quan để hình thành các chiến lược marketing định hướng khách hàng và marketing cạnh tranh…Thiết kế tổ chức thực hiện và kiểm tra các chiến lược sản phẩm, giá cả, mạng lưới phân bố và xúc tiến bán hàng. Phân tích những họat động marketing hiện tại và kết quả thực hiện các hoạt động marketing theo khu vực thị trường và dự báo những diễn biến trong tương lai.
Hoạt động quản trị chất lượng: Doanh nghiệp có hệ thống kiểm tra chất lượng hữu hiệu chưa? Những tiêu chuẩn chất lượng áp dụng tại doanh nghiệp có phù hợp với yêu cầu của thị trường không? Phương pháp và tiến trình quản trị chất lượng của doanh nghiệp có được thực hiện thường xuyên phù hợp với yêu cầu không? Phản ứng của khách hàng về tiêu chuẩn chất lượng thực tế của doanh nghiệp. Chi phí quản trị chất lượng, đầu tư huấn luyện, đánh giá chất lượng các yếu tố đầu vào được xác định và đánh giá như thế nào?Căn cứ vào việc quản trị chất lượng thực tế của doanh nghiệp, các nhà quản trị nhận diện mức độ đạt được về tiêu chuẩn chất lượng so với yêu cầu của thị trường và điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành theo khu vực thị trường. Đây là cơ sở để đề xuất các giải pháp hòan thiện việc quản trị chất lượng theo thời gian nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Phòng tài chính kế toán phân tích: Nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu và phát triển hiện tại của doanh nghiệp là gì? Mối quan hệ giữa cho chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới với doanh số bán hàng trong từng thời kỳ, nguồn nhân lực có thích nghi với công nghệ mới không? Khả năng phát triển sản phẩm mới của công ty trong thời gian tới…
Tham khảo thêm các bài viết khác:
+ tải mẫu nhận xét của đơn vị thực tập
+ chức năng nhà quản trị
+ khái niệm chất lượng dịch vụ