Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh đó. Gồm 5 yếu tố cơ bản là: đối thủ cạnh tranh, người mua, người cung cấp, các đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm thay thế. Ảnh hưởng chung của các yếu tố này thường là một sự thực phải chấp nhận đối với tất cả các doanh nghiệp, để đề ra được một chiến lược thành công thì phải phân tích từng yếu tố chủ yếu đó. Sự hiểu biết các yếu tố này giúp doanh nghiệp nhận ra các mặt mạnh và mặt yếu của mình liên quan đến các cơ hội và nguy cơ mà ngành kinh doanh đó gặp phải.

Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình là luận văn, tiểu luận hãy tham khảo dịch vụ làm thuê luận văn của Tri thức cộng đồng
Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp doanh nghiệp nhận biết được mình đang trực diện với những gì. Các nhà quản trị chiến lược của các doanh nghiệp thường chọn các yếu tố chủ yếu sau của môi trường vĩ mô để nghiên cứu: các yếu tố kinh tế, yếu tố chính phủ và chính trị, yếu tố xã hội, yếu tố tự nhiên và yếu tố công nghệ. Vì các yếu tố đó tương tác lẫn nhau,gây ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp.
Các yếu tố kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến doanh nghiệp là: lãi suất ngân hàng, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ, mức độ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát…
Các yếu tố chính phủ và chính trị: doanh nghiệp phải tuân theo các qui định về cho vay, quảng cáo, an toàn lao động, bảo vệ môi trường… Đồng thời hoạt động của chính phủ cũng có thể tạo ra nguy cơ hoặc cơ hội cho doanh nghiệp bằng chế độ chính sách hoặc thông qua hệ thống pháp luật.
Các yếu tố xã hội: những xu hướng doanh số, khuôn mẫu tiêu khiển, cộng đồng kinh doanh, tính linh hoạt của người tiêu thụ…
Các yếu tố tự nhiên: tác động của hoàn cảnh thiên nhiên, các loại tài nguyên, ô nhiễm.
Các yếu tố dân số: tỉ suất tăng dân số, những biến đổi về dân số, mật độ dân số
Các yếu tố về kỹ thuật công nghệ: chỉ tiêu của nhà nước về nghiên cứu và phát triển, bảo vệ bằng sáng chế, những sản phẩm mới, sự chuyển giao kỹ thuật mới…
Tất cả các tổ chức đều có những điểm mạnh và yếu trong các lĩnh vực kinh doanh. Những điểm mạnh và yếu bên trong cùng với những cơ hội và nguy cơ bên ngoài và nhiệm vụ rõ ràng là những điểm cơ bản cần quan tâm khi thiết lập các mục tiêu và chiến lược. Các mục tiêu và chiến lược được xây dựng nhằm lợi dụng những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu bên trong những yếu tố mà nhà quản trị có thể kiểm soát được.
Các yếu tố nội bộ chủ yếu bao gồm các lĩnh vực chức năng như: nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển, sản xuất, tài chính kế toán, marketing và nề nếp tổ chức chung…
Bộ phận nhân sự: Phân tích và đánh giá quy mô và cơ cấu nhân sự hiện tại của phù hợp nhu cầu của các khâu công việc hay không?Khả năng hoàn thành công việc của các thành viên trong tổ chức như thế nào?Năng suất lao động, chính sách tuyển dụng, huấn luyện có phục vụ tốt nhu cầu sử dụng hay không, nguồn nhân lực hiện tại có được bố trí và sử dụng hợp lý chưa, chính sách tiền lương, thưởng có thu hút và giữ được những người giỏi, việc đánh giá người lao động có được tiến hành thường xuyên và khách quan không, người lao động có yên tâm làm việc lâu dài với tổ chức không, tỷ lệ lao động di chuyển hàng năm ở mức độ nào …
Nguồn nhân lực: Nhân lực là yếu tố đầu tiên trong các nguồn lực mà các nhà quản trị cần phân tích bao gồm nhà quản trị các cấp và người thừa hành. Nhà quản trị các cấp đây là nguồn nhân lực quan trọng, có vai trò lãnh đạo doanh nghiệp. Trong đó, nhà quản trị cấp cao giữ vai trò quan trọng nhất vì mọi quyết định, hành vi, kể cả phong cách và thái độ trong các mối quan hệ đối nội, đối ngoại của họ đều ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức. Doanh nghiệp thường có 3 cấp quản trị cơ bản: cấp cao, cấp giữa và cấp cơ sở. Mục đích của việc phân tích nhà quản trị các cấp là xác định khả năng hiện tại và tiềm năng của từng nhà quản trị, so sánh nguồn lực này với các công ty khác trong ngành, nhất là các công ty hàng đầu nhằm biết được vị thế cạnh tranh hiện tại và triển vọng của mình trong mối quan hệ với các đối thủ trên thị trường.
Tham khảo thêm các bài viết khác;
+ lượng giá trị hàng hóa
+ mẫu bìa báo cáo