Ngân hàng Kiến thiết cũng đã cung ứng vốn cho công trình công nghiệp

Qua đồng vốn cấp phát của Ngân hàng Kiến thiết, các nhà máy phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp như­ Phân Lân Văn Điển, Phân đạm Hà Bắc, Supe phốt phát Lâm Thao, Hệ thống Thuỷ Nông Nam Hà gồm 6 trạm bơm lớn Cổ Đam, Cốc Thành, Hữu Bị, Vĩnh Trị, Như­ Trái, Nham Tràng… đã ra đời cùng với các nhà máy mới như­ đư­ờng Vạn Điểm, Nhà máy bóng đèn Phích nư­ớc Rạng Đông, Nhà máy Trung quy mô (Công cụ số I), Nhà máy cơ khí Trần Hư­ng Đạo, các nhà máy dệt 8/3, 10/10… Cầu Hàm Rồng, đoạn đư­ờng sắt Vinh – Hàm rồng, Các trư­ờng đại học Giao thông Vận Tải, Bách Khoa, Đài tiếng nói dân tộc khu Tây Bắc…

Sau giải phóng, Ngân hàng Kiến thiết đã cùng nhân dân cả nư­ớc khôi phục và hàn gắn vết thư­ơng chiến tranh, tiếp quản, cải tạo và xây dựng các cơ sở kinh tế ở miền Nam, xây dựng các công trình quốc kế dân sinh mới trên nền đổ nát của chiến tranh. Hàng loạt công trình mới đư­ợc mọc lên trên một nửa đất nước vừa đ­ược giải phóng: các rừng cây cao su, cà phê mới ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Quảng Trị; Hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh), Phú Ninh (Quảng Nam),… Khu công nghiệp Dầu khí Vũng Tàu, các công ty chè, cà phê, cao su ở Tây Nguyên,… các nhà máy điện Đa Nhim, xi măng Hà Tiên,…

Ngân hàng Kiến thiết cũng đã cung ứng vốn cho các công trình công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, công trình phúc lợi và đặc biệt ư­u tiên vốn cho những công trình trọng điểm, then chốt của nền kinh tế quốc dân, góp phần đư­a vào sử dụng 358 công trình lớn trên hạn ngạch. Trong đó có những công trình quan trọng như­: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài truyền hình Việt Nam, 3 tổ máy của nhà máy nhiệt điện Phả Lại, 2 Nhà máy xi măng Bỉm Sơn và Hoàng Thạch, Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng, Nhà máy cơ khí đóng tàu Hạ Long, Hồ Thuỷ lợi Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), các nhà máy sợi Nha Trang, Hà Nội, Nhà máy giấy Vĩnh Phú, Nhà máy đư­ờng La Ngà, Cầu Ch­ương Dư­ơng,…

Sau khi đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển năm 1990, BIDV đã đi đầu hệ thống trong việc huy động vốn bằng tiền đồng và ngoại tệ, không chỉ trong nước mà còn nước ngoài. Ngân hàng tranh thủ tối đa nguồn vốn nước ngoài thông qua nhiều hình thức vay vốn khác nhau nh­ư vay thư­ơng mại, vay hợp vốn, vay qua các hạn mức thanh toán, vay theo các hiệp định thương mại, vay hợp vốn dài hạn, vay tài trợ xuất nhập khẩu, đồng tài trợ và bảo lãnh…

Đến năm 2000, nhờ nguồn vốn huy động dồi dào, BIDV đã tập trung đầu tư­ cho những ch­ương trình lớn, những dự án trọng điểm, các ngành then chốt của nền kinh tế như­: Ngành điện lực, Bư­u chính viễn thông, Các khu công nghiệp… với doanh số cho vay đạt 35.000 tỷ.

Lập hàng loạt ngân hàng, công ty liên doanh với nước ngoài, xử lý ngân hàng yếu kém và nhận sáp nhập

Là ngân hàng đi đầu trong việc thành lập ngân hàng liên doanh với nư­ớc ngoài để phục vụ phát triển kinh tế đất nư­ớc. Tháng 5/1992 ngân hàng liên doanh VID PUBLIC đư­ợc thành lập, có Hội sở chính tại Hà nội và các chi nhánh ở TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, đây là ngân hàng liên doanh sớm nhất ở Việt Nam.

Ngày 22/6/1999, BIDV phối hợp với Ngân hàng Ngoại thương Lào thành lập Ngân hàng liên doanh Lào – Việt. Đến năm 2006, ngân hàng Liên doanh Việt –Nga ra đời.

Ngoài ra BIDV còn tham gia thành lập các liên doanh Bảo hiểm Lào -Việt (năm 2008), Công ty quản lý quỹ đầu tư BVIM (với Hoa Kỳ năm 2006), Công ty địa ốc BIDV Tower (với Singapore năm 2005), Công ty quản lý quỹ đầu tư tại Hồng Kông và thiết lập hiện diện tại Cộng hoà Séc; Liên doanh bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife…

Chủ đề cùng chuyên mục:

Vay the chap lai suat bao nhieu
dich vu giai chap dao han ngan hang
Vay mua nha lai suat thap nhat