Thời tiết giao mùa như hiện nay thì việc của mẹ là cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ có sức đề kháng không tốt như người lớn nên hay bị ốm. Đặc biệt trong giai đoạn thời tiết giao mùa như hiện nay, nếu sức đề kháng kém, trẻ rất dễ bị vi khuẩn bên ngoài tấn công và gây bệnh. Bài học mẹ cần biết khi chăm con chính là cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có đến 90% mẹ không biết cách tăng sức đề kháng cho con đúng cách. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về vai trò của sức đề kháng đối với trẻ nhỏ, cách cách tăng cường sức đề kháng khoa học nhất.


1, Sức đề kháng của trẻ - “lá chắn” bảo vệ cơ thể?
Sức đề kháng là gì?
Sức đề kháng là yếu tố quan trọng nhất để chống lại các tác nhân ngoại lai xâm nhập vào cơ thể, làm ảnh hưởng đến sự phát triển, sự sinh tồn của cơ thể. Tác nhân ngoại lai có thể tạm chia thành 2 loại: những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, và yếu tố nội tại bên trong cơ thể (hệ thống thần kinh, hệ nội tiết tố, hệ thống miễn dịch)
Ngay khi còn ở trong bụng mẹ, trẻ đã có một sức đề kháng nhất định để chống lại những tác nhân không có lợi. Vì vậy, khi mới sinh ra, trẻ đã có sẵn một lượng kháng thể nhất định để chống lại một số tác nhân gây bệnh. thuốc trị mẩn ngứa cho bé

Tuy nhiên, hầu hết sức đề kháng của người mẹ truyền cho con chỉ tồn tại trong cơ thể đứa trẻ khoảng 6 tháng, sau đó dần dần biến mất, chỉ còn một số ít tồn tại lâu dài. Khi sức đề kháng của trẻ giảm xuống là thời kỳ trẻ rất dễ mắc bệnh tật, trong đó các bệnh nhiễm khuẩn là đáng lo ngại nhất. Chính vì vậy, mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ ngay khi trẻ còn nhỏ.
2, Những biện pháp để nâng sức đề kháng cho trẻ
Đẻ thường


Việc đầu tiên để tăng cường sức đề kháng cho con chính là mẹ hãy lựa chọn đẻ thường. Vì khi mẹ đẻ thường, trẻ sơ sinh sẽ được nuốt những vi chất có lợi chứa ở âm đọa của mẹ, theo khoa học chứng minh những vi chất này chứa đến 70% vi sinh có lợi cho cơ thể.

Nuôi con bằng sữa mẹ
Khi chào đời, những giọt sữa đầu tiên có nhiều dưỡng chất sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp trẻ tránh được những bệnh như viêm tai, dị ứng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm màng não, viêm đường tiết niệu và chứng đột tử trẻ sơ sinh. trẻ bị nổi mẩn ngứa về đêm
Trong trường hợp mẹ không có sữa thì hãy cố gắng nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất 2 hay 3 tháng đầu để tăng cường hệ miễn dịch cho bé – vốn đã bắt đầu hình thành khi con ở trong bụng mẹ.
Hình thành thói quen ngủ tốt cho trẻ
Một điều mẹ có thể nhận thấy trẻ thiếu ngủ dễ bị ốm hơn các trẻ có chế đủ ngủ hợp lý. Nguyên nhân là do trẻ bị giảm các tế bào xung kích tự nhiên – vũ khí của hệ miễn dịch có tác dụng tấn công vi khuẩn và các tế bào ung thư. Do vậy, phụ huynh nên hỗ trợ và giúp trẻ sớm hình thành thói quen ngủ đủ giấc và năng vận động.

Thông thường, thời gian ngủ hợp lý phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ: trẻ sơ sinh cần ngủ 18 tiếng/ ngày, trẻ ở tuổi tập đi thì 12-13 tiếng và trẻ trước độ tuổi đến trường cần ngủ khoảng 10 tiếng.


Dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường trái cây và rau xanh
Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ cung cấp cho trẻ sức đề kháng tốt nhất. Mẹ nên bổ xung đầy đủ thực đơn cho con. Trẻ cần được ăn đầy đủ: trứng, thịt, các loại rau, hoa quả tươi … vì những thực phẩm chứa nhiều vi chất dinh dưỡng (vitamin A, sắt, iốt, kẽm, canxi…) không những giúp chống lại bệnh tật còn có thể bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh mãn tính như ung thư hay bệnh về tim ở tuổi trưởng thành.
Nên ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm: Môi trường kiềm trong cơ thể không có lợi cho vi-rút sinh trưởng và phát triển. Thực phẩm có chứa nhiều kiềm bao gồm táo, nho, cà chua, cà rốt, rong biển…
Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A: Vitamin A có thể ổn định màng tế bào da trên cơ thể, tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch. Khi cơ thể thiếu vitamin A, khả năng chống lại vi-rút của các tế bào cũng giảm đi, chức năng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp cũng theo đó yếu đi, một khi bị vi-rút, vi khuẩn tấn công thì rất dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp. Thực phẩm chứa nhiều vitamin A gồm cà rốt, gan động vật, thịt đỏ, rau ngót, đu đủ…
Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C: Vitamin C hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể, vitamin C còn có thể đẩy các chất có hại ra ngoài tế bào bạch huyết, phục hồi khả năng các tế bào bị thương tổn. Lúc bị cảm hoặc bị sốt, nồng độ vitamin C trong tế bào bạch huyết sẽ giảm thấp. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm: cam, quýt, lê, dâu tây, rau cần, ớt xanh vân vân.
Bạn nên đọc: THỬ TÀI mẹ với món ăn ngon cho trẻ 5 tuổi CHUẨN VỊ nhà hàng
Không tùy ý dùng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh chỉ có công dụng đối với những bệnh gây ra do vi khuẩn, trong khi “phần lớn những bệnh của trẻ nhỏ đều do virus gây ra”. Việc tùy ý dùng thuốc kháng sinh dẫn tới hiện tượng "nhờn" thuốc, khiến cơ thể trẻ không thể chống lại sự xâm nhập của những loại vi khuẩn trong môi trường xung quanh. Chính vì thế, các bậc phụ huynh đừng cố thuyết phục bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh hay tùy ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống.


Nâng cao hệ miễn dịch
Theo đánh giá của giới y học, sức đề kháng của cơ thể đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe, được xem là “hàng rào bảo vệ” giúp cơ thể chống lại các loại virus, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh. Đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng thường rất non nớt và yếu kém hơn người lớn, nên khả năng mắc bệnh sẽ rất cao.
Mẹ có thể nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách tiêm vắc xin, thực phẩm chức năng, men vi sinh…
Những cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ không hề làm khó mẹ đúng không nào! Mẹ hãy bổ xung đầy đủ để trẻ có được 1 sức khỏe tốt nhất.