"Viêm da tiếp xúc có lây không?" là câu hỏi mà mỗi bệnh nhân luôn thắc mắc. Có thể bạn đã biết, chứng bệnh này khiến làn da trở nên xấu xí do bị tổn thương khá nghiêm trọng. Bởi vậy, không chỉ người bệnh mà cả những người xung quanh đều có cảm giác sợ hãi, lo lắng khi phải giao tiếp. Tuy nhiên, quan niệm này có đúng hay không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau của An Liễu.
Viêm da tiếp xúc có lây không?
Câu trả lời là: Viêm da tiếp xúc chính xác là có bị lây. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe chúng ta nhưng lại rất dễ lây lan sang người khác.



Hiện nay, viêm da tiếp xúc thường chủ yếu do côn trùng cắn rất nhiều nhất là ở các khu trọ sinh viên, những nơi ẩm thấp và khi chuyển mùa thời tiết thay đổi. Và khi tiếp xúc trực tiếp với các chất gây dị ứng kích ứng như:

Phấn hoa, cây cỏ.
Quần áo có chất lượng kém như sợi tổng hợp, bông hóa học, giày dép không đảm bảo.
Tiếp xúc với các chất như xà phòng kiềm, chất tẩy rửa.
Các chất liên quan đến nghề nghiệp như xi măng, đất cát, bụi bẩn.

Xem thêm: Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng

Khi tiếp xúc trực tiếp với chúng sẽ làm cho da người bệnh bị nhiễm khuẩn và gây ra các triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc như:

Mụn nước, sưng tấy, mần đỏ, có vùng da bị sần.
Rất ngứa và đau rát.
Các vết thương bị phồng rộp, da dày lên nhiều.
Nếu gãi ngứa các vết thương bị chảy dịch, nặng có thể bị bội nhiễm.
Các triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc làm cho người bệnh rất khó chịu, gây ra nhiều phiền toái cho công việc cũng như cuộc sống hàng ngày. Khi mắc bệnh người bệnh sẽ gãi rất nhiều, các dịch nước từ mụn mủ, mụn nước chảy ra và nếu những dịch này dính vào vùng da bình thừơng khác của chính mình và cả người khác cũng sẽ bị lây nhiễm và phát tán.

Bệnh viêm da tiếp xúc thường xảy ra theo dịch, nếu một người mắc ở chung với nhiều người hoặc trong cùng một khu vực cũng sẽ mắc bệnh. Trong một gia đình có bố hoặc mẹ mắc thì chắc chắc con cái cũng sẽ mắc và lây lan sang các nhà lân cận khác.

Hoặc có thể chính bản thân mình nhiễm bệnh nhưng chỉ là một phần rất nhỏ ở tay cũng có thể lây lan sang vùng khác như mí mắt, mặt. Do tay gãi và tay bị nhiễm dụi vào mặt hoặc mắt, dịch chảy dính vào các khu vực và bị nhiễm bệnh viêm da tiếp xúc tại khu vực đó.

Lấy một ví dụ điển hình ở các bạn sinh viên hiện nay đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Do ăn ở trật hẹp không sạch sẽ, ẩm thấp sẽ khiến nhiều côn trùng xuất hiện đặc biệt là kiến ba khoang. Loại kiến này đốt thì ngay lập tức bạn sẽ nhiễm bệnh viêm da tiếp xúc do hiện tượng ngứa, phồng rộp và mụn nước, mụn đỏ nổi lên.



Làm sao để viêm da tiếp xúc không lây lan
Do vậy, bệnh viêm da tiếp xúc lây lan rất nhanh chóng, bạn cần phải có các đề phòng bệnh nhất định như sau:

Luôn sống trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát, ban đêm cần đóng cửa sổ. Vì ánh đèn sáng trong nhà rất cuốn hút côn trùng bay vào.
Ăn uống hợp lý, không nên ăn đồ quá nóng, giữ cơ thể thanh lọc bằng cách uống nhiều nước.
Không nên mặc quần áo, đi giày dép kém chất lượng.
Tránh tiếp xúc với các chất hóa học lạ, chất gây dị ứng, kích ứng như xà phòng, nước tẩy rửa.
Luôn mặc quần áo bảo hộ cẩn thận khi đi làm, nhất là đối với những nghề tiếp xúc trực tiếp với chất độc lạ.
Bệnh viêm da tiếp xúc rất dễ lây lan khắp nơi và cũng không phải dễ chữa. Do vậy, chúng ta cần phải bảo vệ làn da cũng như cơ thể mình khỏi bệnh. Nếu có bất kì biểu hiện nào về bệnh các bạn nên đến ngay các cơ sở phòng khám bệnh viên, phòng khám da liễu để chuẩn đoán và có cách điều trị bệnh viêm da tiếp xúc hiệu quả hợp lý nhất.

Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể để lại thông tin cá nhân cùng tình trạng bệnh ngay tại đây để được các dược sỹ tư vấn trực tiếp, miễn phí, ngay tại nhà.

Chúc các bạn mau khỏe!

Nguồn: https://anlieu.com/viem-da-tiep-xuc-...em-da-tiep-xuc