Để có thể xây dựng nên những công trình có sự đảm bảo chắc chắn luôn cần đến một nền móng chắc chắn. Vì thế cần sử dụng rất nhiều vật liệu cũng như các trang thiết bị hiện đại như xe lu hay máy đầm cóc để các lớp vật liệu liên kết chắc chắn. Chúng ta sẽ nói về máy đầm cóc thay vì xe lu bởi sự phổ biến của thiết bị này tại các công trình nhiều hơn (hầu hết các loại hình công trình đều sử dụng máy đầm cóc) còn xe lu được coi như một thiết bị công nghiệp khi chỉ được sử dụng tại các công trình lớn, cầu đường.
Cấu tạo của máy đầm cóc khá phức tạp: theo thứ tự từ trên xuống là bộ điều khiển cùng động cơ đầm, lò xo cao su và phần chân đầm có thể tháo lắp thay thế được. Bộ phận điều khiển điều chỉnh trực tiếp tốc độ và khả năng đầm của máy cùng với tay giữ máy. Phần lò xo cao su giúp tăng khả năng đàn hồi trợ giúp cho phần động cơ và làm máy hoạt động hiệu quả hơn. Chân đầm (bàn đầm) có thể tháo lắp được khiến máy dễ dàng trở thành một chiếc máy đóng cọc hữu hiệu.
Vậy có thể thấy, qua cấu tạo của máy thì công việc đầm đất hay tạo nền móng trở nên dễ dàng hơn nếu sở hữu một chiếc máy đầm cóc. Có thể phân loại máy đầm cóc theo kiểu nhiên liệu mà động cơ sử dụng:
- Loại chạy xăng: Hoạt động mạnh mẽ, có thể đầm tại môi trường ngoài trời, thiếu điều kiện điện năng. Ưu điểm của loại này là sử dụng động cơ kéo nổ nên không cần phải nối điện khi sử dụng.
- Loại chạy điện: Máy có thể hoạt động tại các khu dân cư với ưu điểm động cơ hoạt động êm (với một số máy còn có thể không gây ra tiếng động).
Cần lưu ý khi sử dụng máy đầm cóc: người sử dụng phải có kiến thức về thiết bị này, đồng thời phải có sức khỏe tốt để có thể giữ được máy, nên đổi người giữ máy trong một thời gian sử dụng để tránh mắc phải các bệnh về khớp. Người mua nên liên hệ với các công ty phân phối máy xây dựng uy tín để được tư vấn dòng máy đầm cóc phù hợp.