1) Chọn công suất máy như thế nào?

Để tính công suất dieu hoa trung tam LG cho tất cả các mục đích sử dụng, cần dựa vào các yếu tố như diện tích, thể tích không gian cần làm lạnh. Thể tích làm lạnh là yếu tố chính được dùng để tính toán công suất.
Công suất của máy lạnh thường được ghi theo đơn vị BTU/h. Máy điều hòa nhỏ nhất thường thấy ở Việt Nam có công suất 9.000BTU/h (2,6375KW).
Số BTU/h là công suất truyền nhiệt giữa hai phần của máy chứ không phải công suất tiêu thụ điện của máy. Công suất tiêu thụ điện của máy điều hòa 9.000 BTU/h khoảng 0,97KW, tức là hiệu suất của máy khoảng 2,72 lần. Máy tốt hơn, ít tốn điện hơn thì hiệu suất có thể lên đến hơn 3 lần. Máy có công suất lớn hơn thường có hiệu suất cao hơn.
Trong thực tế, nhiều người dùng đơn vị ngựa để chỉ công suất điều hòa, một ngựa (HP) tương đương 9.000Btu/h. Theo cách dùng đơn vị này, công suất điều hòa đang có trên thị trường sẽ là:
- 1 HP tương đương 9000 BTU

- 1.5 HP tương đương 12000 BTU

- 2 HP tương đương 18000 BTU

Người ta thường tính nhẩm công suất máy điều hòa nhiệt độ cho một phòng kín dựa theo công thức: Một mét khối tương đương với 200 BTU, từ đó, nếu muốn chọn công suất cho điều hòa gia đình thì theo công thức: BTU = Vx200 (V là diện tích không gian lắp điều hòa), tương tự: HP = Vx200/9000. Cụ thể:

- Phòng có kích thước: (3 x 4 x 3.5) m3 = 42m3 thì chọn điều hòa 1 HP.

- Phòng có kích thước: (4 x 5 x 3.5) m3 = 70m3, chọn điều hòa 1,5 HP hoặc 2 HP.

- Phòng có kích thước: (5 x 6 x 3.5) m3 = 105m3, chọn điều hòa 2,5 HP.

2) Chú ý khi lắp đặt và sử dụng máy lạnh
Máy điều hòa dân dụng loại máy hai cục, cục lạnh treo trên tường và cục nóng để ngoài trời. Khi chọn mua máy, ngoài chất lượng, kiểu dáng và giá cả, bạn cần quan tâm đến dịch vụ hậu mãi của nhà cung cấp như chế độ bảo hành, phụ tùng thay thế...

3) Máy lạnh bao lâu phải làm vệ sinh một lần?

Máy lạnh gia đình, định kỳ làm vệ sinh may lanh LG tùy thuộc vào môi trường sử dụng. Sử dụng máy ở những nơi ít bụi bẩn, ít ô nhiễm thì có thể khoảng ba tháng mới phải làm vệ sinh định kỳ một lần.

Những bộ phần cần phải làm vệ sinh thường xuyên là mặt nạ, lưới lọc ở dàn lạnh bên trong nhà. Phần này người sử dụng có thể tự làm bằng cách lật mặt nạ máy lạnh, gỡ tấm lưới ra chùi rửa bằng bàn chải, nước và sau đó ráp lại theo đúng khớp. Có thể lau chùi hoặc dùng máy hút bụi để hút bụi bẩn bám vào bên mặt trong của máy, các cánh đảo gió. Riêng những bộ phận của dàn nóng cũng cần làm vệ sinh định kỳ 3-6 tháng/lần. Những bộ phận này khi làm vệ sinh phải cần đến thợ chuyên môn vì phải dùng những thiết bị, hóa chất chuyên dùng để hút bụi bẩn, tẩy các chất dơ bám vào dàn nóng.
Một lưu ý nữa là khi cục nóng đặt ở vị trí có hướng gió thổi trực tiếp vào bề mặt thoát nhiệt của máy sẽ xuất hiện hiện tượng “đối gió”. Nhiệt từ máy thoát ra bị gió tự nhiên thổi ngược trở vào máy khiến cho máy không giải nhiệt được và gây ra hiện tượng quá nhiệt khiến máy thường xuyên bị tắt bất thường.


Lưu ý khi sử dụng máy

Sử dụng và thao tác máy lạnh theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất và tài liệu hướng dẫn kèm theo máy. Nên bảo trì vệ sinh máy bốn tháng một lần để sử dụng được bền và đỡ hao tốn điện năng. Để hiệu quả và tiết kiệm phải chú ý: cục nóng phải thông thoáng để giải nhiệt. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào máy. Định kỳ làm sạch dàn nóng và lưới lọc không khí cục trong. Nếu máy vẫn ít lạnh phải gọi thợ kiểm tra gas trong máy. Không đặt nhiệt độ quá thấp. Nên sử dụng các chức năng hẹn giờ và đặt chế độ ngủ vào ban đêm.
Website: http://thanhtuan.com.vn/1/may-lanh-trung-tam-lg-3.html