Sau khi ăn cơm xong, trong dạ dày chứa nhiều thức ăn, trẻ sau khi vào trong nước sẽ chịu áp lực của nước và chịu sức ép lên các cơ quan nội tạng khác làm cho dạ dày co bóp khó khăn.
>> Đọc thêm: Mua ghế ăn cho bé giá rẻ đẹp ở đâu?
Không nên bơi sau khi ăn cơm xong: vừa ăn xong đã đi bơi, làm cho một số lượng lớn máu trong cơ thể bị nghẽn ở tứ chi (tay chân)… mà lại giảm rõ rệt lượng máu đến vị tràng (ruột dạ dày), từ đó mà ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn. Sau khi ăn cơm xong, trong dạ dày chứa nhiều thức ăn, trẻ sau khi vào trong nước sẽ chịu áp lực của nước và chịu sức ép lên các cơ quan nội tạng khác làm cho dạ dày co bóp khó khăn, thức ăn không được tiêu hóa tốt sẽ gây nên bệnh đau dạ dày.
Chọn lựa điều kiện bơi thích hợp: Khi đưa trẻ đi bơi cần lựa chọn địa điểm bơi thích hợp, an toàn và có vệ sinh, tránh đến những hồ ao không sạch sẽ hoặc có độ sâu không rõ ràng. Xung quanh tốt nhất là nên có bóng râm thoáng mát để cho trẻ có chỗ nghỉ ngơi, nhiệt độ không khí tốt nhất là không nên thấp hơn 24°C, nhiệt độ nước không thấp hơn 22°C. Khi ra mồ hôi thì không được xuống nước, cần phải lau khô người trước khi xuống nước tốt nhất phải để cho trẻ có một số hoạt động như chạy nhảy, vận động tại hồ bơi hoặc nơi cần phải có nhân viên cứu hộ hoặc các thiết bị cấp cứu.
Vấn đề an toàn khi bơi: người hướng dẫn bơi cần phải cho đầu và ngực của trẻ nổi một lát sau đó mới từ từ cho cả cơ thể của trẻ xuống nước. Nếu phát hiện thấy trẻ có cảm giác lạnh hoặc bắt đầu rùng mình thì cần lập tức đưa trẻ lên lau khô người, chú ý không được để cho trẻ đứng bất động trong nước, nếu không bơi cũng phải để cho trẻ dùng hai tay mát xa với cơ thể. Khi đưa trẻ đi bơi với tập thể, không cho phép trẻ vô cớ kêu gào khi đang ở dưới nước, không cho phép vượt qua ranh giới quy định mức nước khu vực bơi. Không để trẻ va chạm lẫn nhau lặn xuống nước, không cho đầu xuống dưới nước. Nếu thấy chân trẻ co rút thì phải lập tức đưa trẻ lên bờ. Thông thường thời gian cho trẻ ở dưới bể bơi không được quá 15 phút.
Sau khi kết thúc việc đưa trẻ đi học bơi, trước hết cần giúp đỡ trẻ lau khô mình và làm một số động tác cho cơ thể ấm lên tránh bị cảm lạnh, mà còn có thể làm cho hệ thống thần kinh tự chủ (trực tràng) hồi phục lại từ trạng thái căng thẳng đến trạng thái bình thường.
Thể dục bị động ở trẻ sơ sinh.
Thông thường người ta chỉ biết trẻ lớn mới có thể tập luyện thể dục mà không biết trẻ sơ sinh cũng có thể tập luyện thể dục..

Theo chambegioi.com