Nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và thành tích học tập của bé.
>> Đọc thêm: Mua ghế ăn cho bé giá rẻ đẹp ở đâu?
Dù chưa xuất hiện triệu chứng thiếu máu, nhưng có một số hoạt tính (chẳng hạn như phenylalanin hyđroxylat, monoximin oxit và andehit – oxit) chứa men sắt giảm sút, từ đó ảnh hưởng đến declomyxin có quan hệ mật thiết với hoạt động thần kinh và nồng độ 5-hidroxytry- tamin trong não bộ. Đồng thời, khả năng hoạt động của aconitat có liên quan đến quá trình trao đổi chất năng lượng tế bào não và sucinic dehydrogen cũng chịu ảnh hưởng, từ đó làm giảm năng lượng cung cấp cho tế bào não, kết quả sẽ làm cho người bệnh xuất hiện hiện tượng phân tán sự chú ý, giảm trí nhớ và khả năng lý giải,… Nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và thành tích học tập của bé. Ở nước ta đã từng có nhà khoa học tiến hành thí nghiệm đối với 77 trường hợp trẻ bị thiếu máu dạng thiếu sắt, kết quả cho thấy chỉ số IQ bình quân của chúng chỉ đạt 93- thấp hơn so với những đứa trẻ bình thường khác (chỉ số IQ bình quân là 103). Sau một tháng bổ sung sắt cho số trẻ bệnh này, dù còn có 1/2 số trẻ chưa phục hồi được nồng độ hemoglobin như bình thường nhưng chỉ số IQ đã có chiều hướng tăng lên rõ rệt. Ngoài ra, những đứa trẻ bị thiếu sắt nghiêm trọng rất dễ mắc chứng bí thở, biểu hiện rõ nhất là sau khi khóc bé đột ngột ngừng thở, mặt mày tím tái, tứ chi co rút, sau 1-2 phút mới trở lại trạng thái bình thường, đặc biệt những triệu chứng trên có thể xảy ra nhiều lần.
Ngoài ra, thiếu sắt còn có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá của đường ruột, làm giảm sự co cơ và khả năng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, các bậc phụ huynh phải dạy cho bé một thói quen ăn uống khoa học ngay từ khi còn nhỏ.
Làm thế nào để tăng hiệu quả hấp thụ chất sắt trong thực phẩm?
Các cuộc điều tra trên thế giới đều cho thấy hiện tượng thiếu sắt trong cơ thể là phổ biến, đặc biệt là ở những quốc gia có nền kinh tế lạc hậu, dùng thực phẩm thực vật làm thức ăn chủ yếu. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra việc thiếu sắt trong cơ thể, tuy nhiên, từ tình hình thực tế nước ta có thể thấy rằng, tỷ lệ hấp thụ chất sắt thực phẩm quá thấp được coi là một nhân tố quan trọng. Theo kết quả một cuộc điều tra đã từng được tiến hành đối với 187 cháu ở lứa tuổi từ 4 đến 6 tuổi tại một nhà trẻ mẫu giáo cho thấy lượng hấp thụ chất sắt trong bữa ăn hàng ngày của bọn trẻ đều vượt mức tiêu chuẩn quy định.

Theo chambegioi.com