Do quần của trẻ quá chật hoặc đũng quần quá cao, hay cọ vào bộ phận sinh dục của trẻ khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
>> Đọc thêm: Mua ghế ăn cho bé giá rẻ đẹp ở đâu?
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ hay nghịch “đồng chí” của mình:
Một số người lớn (có khi cả bố mẹ trẻ) khi bé thường dùng tay nghịch, sờ bộ phận sinh dục của trẻ, vừa sờ vừa trêu đùa: “con chim nhỏ của bố bay được chưa nào” hay “thằng cu của bố đâu rồi?”. Điều này quả thật đã khiến cho trẻ cảm thấy hứng thú khi được người lớn vuốt ve bộ phận sinh dục của mình, từ đó mới dẫn đến khi ngồi chơi không trẻ thường nghịch “đồng chí” của mình.
Một số trẻ khi căng thẳng thần kinh, lo lắng hoặc khi buồn cũng thường nghịch.
Do quần của trẻ quá chật hoặc đũng quần quá cao, hay cọ vào bộ phận sinh dục của trẻ khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ hay vuốt ve “đồng chí” của mình.
Trẻ bị bệnh Eczema ở bộ phận sinh dục.
Nếu trẻ thường hay vuốt ve hoặc nghịch bộ phận sinh dục của mình, dễ làm cho cơ quan sinh dục bị tổn thương, vi khuẩn dễ xâm nhập vào, trẻ thường cảm thấy ngứa ngáy quanh bộ phận sinh dục. Nếu nặng có thể dẫn đến viêm bao quy đầu, viêm đường niệu đạo, thậm chí viêm nhiễm toàn phần, dễ mắc các bệnh về đường tiết niệu. Người lớn cần kịp thời quan tâm uốn nắn cho trẻ bỏ thói quen này bởi lẽ nếu thói quen này cứ kéo dài sau này sẽ thường “thủ dâm” chứ không nghịch.
Khi bố mẹ phát hiện thấy thói quen không tốt này ờ trẻ, tuyệt đối không được đánh đập hay trách mắng trẻ mà phải nhẹ nhàng tìm hiểu kỹ nguyên nhân. Khi trông thấy trẻ nghịch bộ phận sinh dục thì nên nhẹ nhàng bỏ tay chúng ra khỏi vị trí chúng đang nghịch hoặc có thể thu hút sự chú ý của chúng bằng một số cách khác như làm trò, kể chuyện,… để loại bỏ trạng thái căng thẳng của trẻ lúc này. Ngoài ra nếu trẻ mặc quần thủng đít hoặc quần bó quá sát ta nên khâu lại hoặc thay quần mới cho trẻ có như vậy trẻ mới không thò tay vào được. Thông thường khi trẻ bắt đầu đi học tiểu học thói quen đó sẽ tự mất đi. Mong rằng các bậc phụ huynh luôn quan tâm và dành nhiều thời gian đến trẻ, nếu phát hiện trẻ có hiện tượng trên nên bình tĩnh kiên trì uốn nắn dần cho trẻ nhất định sẽ đạt kết quả như mong đợi.
Làm thế nào để sắp xếp sinh hoạt trong ngày của trẻ từ 1 – 1,5 tuổi.
Nội dung sinh hoạt trong một ngày ở giai đoạn này của trẻ chủ yếu gồm: ngủ, ăn uống, hoạt động và vui chơi. Nếu như những hoạt động đó được thực hiện theo trình tự đúng giờ giấc

Theo chambegioi.com