Mới 1 năm đứng lớp, nữ giáo viên ngậm ngùi thời còn sắc nước hương trời: Nghề giáo vất vả có ai thấu
Nghề giáo từ trước đến nay luôn là ngành nghề được quý trọng, tuy nhiên cũng đòi hỏi các giáo viên phải có cả trình độ, nhân cách tốt và cả sự kiên trì nhẫn nại, tấm lòng vị tha.

Cuối năm lại đến và ngày 20/11 cũng khá gần rồi. Nhớ ngày nhỏ cứ đến dịp này lại náo nức đi chọn quà tặng cô cùng với mẹ. Giờ thì đã là mẹ của trẻ con rồi, mình lại phải dắt con đi mua quà, nhanh thật chị em ạ. Năm nay thì đang học online, không đến trường cũng không được gặp cô nên cũng chẳng biết thế nào. Nghề giáo là một nghề rất đáng quý, được nhiều người coi trọng. Thế nhưng đổi lại cũng nhiều vất vả, áp lực nên nghĩ vẫn thương các thầy cô lắm ạ. Mới đây trên mạng xuất hiện một topic so sánh sự khác nhau của các giáo viên trước và sau khi làm giáo viên chủ nhiệm. Nhìn vào mới thấy thực sự ngành nghề nào cũng có nhiều áp lực, với “nghề đưa đò” chở học sinh đi tìm con chữ thì lại càng nhiều vất vả khó khăn hơn các mẹ ạ.

Xem thêm: Top 9 kỹ năng sư phạm của giáo viên mầm non cần thiết đối với giáo viên mầm non

Giáo viên đích thực là một công việc “khó nhằn” vì không chỉ phải truyền đạt kiến thức mà còn kiêm luôn trách nhiệm uốn nắn phần nào nhân cách, đạo đức cho học sinh. Chính vì thế, chỉ cần sai một ly cũng có thể đi cả dặm, gây ra nhiều hậu quả tai hại cho học trò của mình. Do đó, với các giáo viên thì trách nhiệm luôn là thứ được ưu tiên đặt lên hàng đầu mọi lúc mọi nơi.

Bố mẹ ở nhà có một hoặc 2 – 3 con chắc chắn đã cảm thấy vô cùng mệt mỏi với việc trông con, dạy con học,… thì ở trường, các giáo viên lại phải một mình quản lý cả vài chục em ngoan có hư có, tính cách học lực cũng khác nhau. Ngày này sang ngày nọ như thế thì đương nhiên áp lực đổ dồn xuống rất nhiều và các thầy cô lúc nào cũng phải không ngừng cố gắng để hoàn thành trách nhiệm đối với học sinh. Là giáo viên bộ môn thì còn đỡ suy nghĩ, chứ một khi đã đảm nhận trách nhiệm giáo viên chủ nhiệm thì lại càng có nhiều thứ phải lo hơn cho lớp của mình. Đã vậy phụ huynh cũng có nhiều kiểu, nếu gặp phải người không hợp tác chăm lo cho con hoặc những phụ huynh chỉ thích chăm chăm đổ lỗi cho thầy cô giáo thì lại càng đau đầu hơn nữa.

Xem thêm: https://dochoihoangha.com/edu/giao-v...en-nghiep.html

Nỗi vất vả này đã được nhiều bạn trẻ chọn lựa ngành sư phạm truyền tải bằng cách ghép ảnh của mình thời trước khi làm giáo viên chủ nhiệm với ảnh sau khi đứng lớp được khoảng 1 năm. Nhìn những bức ảnh này, người ta có thể thấy rõ sự “đầu bù tóc rối” của những nữ giáo viên, nếu trước đó là những cô gái trẻ trung xinh đẹp thì sau khi đứng lớp, nhan sắc cứ phải gọi là thay đổi 360 độ, kém sắc hơn trước rất nhiều do không ngừng phải lo toan cho học sinh.


Những hình ảnh trên cũng khiến nhiều người có thêm cái nhìn thiện cảm và tôn trọng nghề giáo hơn. Vất vả áp lực là thế nhưng họ vẫn cố gắng hết sức để dạy dỗ con em chúng ta nên người. Tuy nhiên, những bức ảnh này cũng là để so sánh vui mà thôi chứ hoàn toàn không phải kể công. Em tin chắc là tất cả các thầy cô cũng đều biết rằng, ngành nghề nào cũng có những đặc thù khó khăn riêng và một khi đã dấn thân thì cũng đồng nghĩa với việc phải chấp nhận những trở ngại đó.

Xem thêm: Top 12 kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà cha mẹ nên biết


Thế nhưng nói đi cũng phải nói lại, dù vất vả với vài chục em học sinh một ngày, nhưng nghề giáo vẫn luôn nằm trong top những ngành nghề được xã hội tin tưởng và kính nể. Các giáo viên lại có nhiều kỳ nghỉ trong năm hơn các ngành nghề khác, cũng có những ngày lễ kỉ niệm riêng được phụ huynh và học sinh hết mực tôn trọng. Thế mới thấy giáo viên tuy vất vả thật đấy, nhưng chỉ cần nhìn học sinh của mình ngoan ngoãn đáng yêu, chú tâm học hành thì mọi khó khăn dường như cũng tan biến.

Các thầy cô lại có thêm động lực để dạy dỗ những mầm non tương lai của đất nước. Ngày 20/11 đang đến gần, chúc cho các thầy cô giáo ngày càng có nhiều sức khỏe và thêm nhiệt tâm với ngành nghề cao quý của mình.

Xem thêm: Danh sách những công ty sản xuất đồ chơi trẻ em mầm non