Cách pha sữa Aptamil Anh sao cho đúng chuẩn

Sữa Aptamil anh là một thành tựu hoàn hảo trong quá trình nghiên cứu dinh dưỡng của tập đoàn Nutricia. Bổ sung đủ chế độ ăn uống của trẻ, tuy nhiên mẹ cũng nên chú ý cách pha sữa cho bé vì nếu pha sai cách cũng khiến dinh dưỡng trong sữa sẽ giảm, trẻ sẽ không hấp thụ tối ưu được.

1. Những đặc điểm nổi bật của dòng sữa Aptamil Anh
1.1 Thành phần dinh dưỡng chung trong sữa Aptamil anh

Vitamin A, Vitamin B12, Vitamin D3, Vitamin B6, Vitamin K1, Sodium Selenite, axit Pantothenic, axit folic, đồng Sulphate, Vitamin E, Kẽm Sulphate, L-Tryptophan, Taurine, Chất nhũ hóa ( đậu nành) Lecithin), Phosphate Canxi, Magnesium Chloride, Vitamin C, Phospholipid (từ trứng ), Fructo-Oligosaccharides (FOS), galacto-oligosaccharides (GOS) (từ sữa ), Whey Protein (Từ sữa), skimmed Sữa, Dầu Thực Vật, Lactose (từ sữa ), khử khoáng Whey (từ sữa).



1.2 Công dụng chung của sữa Aptamil Anh
Giúp các con hấp thụ dinh dưỡng một cách tối ưu, giúp bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện
Chứa các loại vitamin thiết yếu như: vitamin A, vitamin K, vitamin C, vitamin B,D… hỗ trợ sự tăng trưởng cho bé
Lợi khuẩn probiotics hỗ trợ hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch ở trẻ
Nucleotides thành phần cấu tạo nên DNA được gọi là dưỡng chất góp phần hình thành nên sự phát triển cơ thể bé toàn diện
Các chất khoáng như Magie, Canxi, Ka, Selen, kẽm, mangan… giúp phát triển hệ xương, răng chắc khỏe
Hàm lượng Omega 3, DHA cao giúp hệ thần kinh bé hoàn thiện và hoạt động tốt
Protein và chất béo tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể bé

Ngoài ra, công thức sữa Aptamil được nghiên cứu giống như sữa mẹ, vị nhạt dễ uống giúp đường tiêu hóa của trẻ tốt hơn, tránh táo bón và các bệnh đường ruột.

>>> Bạn có thể tham khảo thêm: Thành phần quan trọng trong sữa aptamil anh

2. Cách pha sữa Aptamil Anh đúng chuẩn

2.1 Lượng sữa phù hợp theo từng giai đoạn
Từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi : 1 đứa trẻ khỏe mạnh sẽ cần bú 150ml trên 1kg, ví dụ: bé 4kg thì cần bú 600ml
Từ 3 đến 6 tháng tuổi: trẻ cần bú 120ml trên 1kg trọng lượng cơ thể
Từ 6 tháng đến 1 tuổi: trẻ cần bú 90-100ml trên 1kh trọng lượng cơ thể
2.2 Vệ sinh khử trùng sạch sẽ

Phụ huynh nào cũng muốn con mình sử dụng vật dụng sạch sẽ và thực phẩm an toàn vệ sinh, trong quy trình pha sữa cũng vậy, nếu mẹ không vệ sinh sẽ vô tình đưa những vi khuẩn tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể bé. Bình sữa, núm vú, khay, ly, muỗng đều phải được tiệt trùng trước khi cho bé sử dụng. Cũng như dụng cụ pha sữa, đôi tay người pha sữa cũng cần được rửa bằng xà bông tiệt trùng.

2.3 Nước pha sữa

Nước pha sữa phải được đun sôi, và để nguội hạ xuống nhiệt độ 40 độ C. Sử dụng nguồn nước sạch, không sử dụng nước đã đun sôi lại nhiều lần, không dùng nước nguội để pha sữa, cũng không dùng nước nóng để pha sữa vì nước nóng có thể diệt hết những dinh dưỡng có trong sữa, một số loại vitamin rất nhạy cảm với nhiệt độ, nước quá nóng sẽ phá hủy cấu trúc hình thành nên vitamin

2.4 Cho bột vào nước pha sữa

Đong nước pha sữa đã được để nguội 40 độ C vào bình sữa theo đúng lượng nước quy định. Sau đó dùng thìa đi kèm trong hộp sữa để đo lượng bột chính xác. Lưu ý không dùng thìa khác loại vì thìa của hộp nào sẽ đong theo đúng chuẩn bột sữa của hộp đó. Sữa Aptamil khi pha sẽ đong theo tỉ lệ 1 thìa sữa bột bằng 30ml nước ấm 40 độ C

Đóng nắp bình sữa lại và lắc cho đến khi sữa được hòa tan trong nước
>>> Cách pha sữa aptamil số 3 sao cho đúng chuẩn
3. Những sai lầm mẹ hay mắc phải khi pha sữa
3.1 Dùng nước khoáng để pha sữa

Nước khoáng vừa tiện dụng lại vừa sạch sẽ nhiều mẹ dùng nước này để pha sữa cho bé. Tuy nhiên điều đó hoàn toàn sai lầm, lượng khoáng chất dư thừa quá không tốt cho cơ thể bé

3.2 Pha nước nóng và nước lạnh để ra nước ấm

Cha mẹ có thói quen dùng nước ấm và nước lạnh pha lẫn vào nhau để pha sữa cho tiện và nhanh, vì lượng nước lạnh để bên ngoài có thể chứa nhiều vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và chất lượng trong sữa

3.3 Pha sữa cùng nước hoa quả

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin rất tốt. Tuy nhiên nước trái cây hoàn toàn không phù hợp để pha sữa cho bé, vì trong trái cây chứa các thành phần vitamin và axit hữu cơ gây chứng khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng bé, thậm chí còn gây cho bé chứng táo bón hoặc tiêu chảy.

3.4 Không nên dùng lại sữa thừa

Nhiều mẹ bỉm khi con uống còn thừa sẽ giữ lại và cho con bú tiếp lần sau. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé vì lượng sữa dư thừa để lại có thể bị nhiễm vi khuẩn. Mẹ hãy pha một bình sữa khác hoàn toàn mới cho con bú tiếp lần sau nhé.
>>> Mẹ Đừng Bỏ Qua 5 Sự Thật Về Aptamil Anh Số 2