Hiểu rõ về ưu nhược điểm của các loại sụn nâng mũi sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về phẫu thuật nâng mũi. Từ đó, lựa chọn giải pháp cải thiện an toàn và phù hợp nhất cho bản thân. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để cập nhất kiến thức bổ ích.

>>> Xem thêm: mũi tái cấu trúc

>>> Xem thêm: nâng mũi bằng mỡ tự thân

>>> Xem thêm: nâng mũi bọc sụn tự thân

Phẫu thuật nâng mũi ngày càng được nhiều tín đồ làm đẹp biết đến. Đây được xem như 1 giải pháp làm đẹp cải thiện đáng kể dáng hình chiếc mũi, những khuyết điểm và mang lại cho bạn diện mạo tổng quan thanh tú hơn. Nâng mũi không chỉ chỉnh sửa mũi cao mà còn: Chỉnh mũi gồ, chỉnh mũi lệch vẹo, thu gọn cánh mũi, tạo hình lỗ mũi hạt canh, chỉnh vách ngăn mũi và kéo dài đầu mũi.

Để phẫu thuật nâng mũi, bác sĩ thẩm mỹ sẽ sử dụng các loại sụn, là vật liệu hỗ trợ phẫu thuật nhằm mục đích nâng cao dáng mũi đạt đến mức độ cho phép. Tuỳ vào tình trạng của mỗi người mà nên dùng sụn nâng mũi nào cho hợp lý. Chính vì vậy, bạn cần hiểu rõ các loại sụn nâng mũi, tác dụng của chúng và một số vấn đề chúng có thể gây ra cho chiếc mũi của bạn nếu sử dụng không đúng cách.

Các loại sụn nâng mũi
Hiện nay, các loại sụn nâng mũi được chia ra làm 2 nhóm, nhóm sụn nâng mũi tự thân và nhóm sụn nâng mũi nhân tạo. Dưới đây là chi tiết từng nhóm các loại sụn nâng mũi

+ Sụn nâng mũi tự thân
Là sụn nâng mũi được lấy từ chính chủ thể người thẩm mỹ nên được gọi là sụn tự thân.

Sụn vành tai

Sụn vành tai được lấy ở vị trí sau vành tai của người thẩm mỹ. Trong phẫu thuật nâng mũi, sụn này được đặt ở vị trí đầu mũi, nhờ bản chất cong nhẹ và dẻo dai, nên sẽ mang lại cho phần đầu mũi độ cong tự nhiên, không thô cứng. Trong trường hợp người nâng mũi có kết hợp đặt sóng mũi nhân tạo, sụn vành tai sẽ có vai trò là giá đỡ cho chân sụn nhân tạo, phòng ngừa biến chứng thủng đầu mũi, hay lộ sụn.

Để lấy được sụn vành tai, chủ thể nâng mũi cần được gây mê nhẹ nhàng.

Sụn vách ngăn mũi

Là loại sụn có sẵn trong vách ngăn mũi của chúng ta, chia phần lỗ mũi ra làm 2 ngăn rõ ràng. Sụn vách ngăn mũi có nhiệm vụ làm trụ cho cả dáng mũi. Đối với những người có mũi thấp, hoặc mũi bị lệch thì bắt buộc phải chỉnh sửa lại vách ngăn bằng sụn này.

Sụn sườn

Sụn sườn thường được lấy ở vị trí xương sườn số 6, đây là loại sụn cứng chắc và chưa bị canxi hoá trong cơ thể. Khi lấy sụn cũng đảm bảo an toàn, không gây nguy hại cho sức khoẻ người phẫu thuật.

Sụn sườn sẽ được sử dụng để thay thế cho sụn vách ngăn mũi trong trường hợp sụn vách ngăn mũi quá yếu, đối với người từng nâng mũi nhiều lần, hoặc mũi có khuyết điểm quá nặng, khiến cho đầu mũi đè sát xuống phía dưới mà không thể nâng cao.

Khi sụn sườn tồn tại bên trong dáng mũi, nó sẽ tạo ra một trụ cột vững chãi cho việc chỉnh hình và nâng cao mũi như mong đợi.

Biểu bì mông

Biểu bì mông thực chất không phải là sụn, không cứng như 3 loại sụn tự thân nói trên. Tuy nhiên, nó cũng được xếp loại vào dạng vật liệu tự thân an toàn và rất hữu ích cho quá trình nâng mũi. Biểu bì mông được lấy từ chính một phần mô da da ở vị trí khe mông.

Khi nâng mũi, biểu bì mông được đặt vào ngay vị trí sóng mũi, với mục đích hỗ trợ cho những người có da đầu mũi quá mỏng, dễ bị lộ sóng sụn gây bóng đỏ. Nhiều người vì da mũi mỏng nên rất khó để nâng mũi cao, nhờ có biểu bì mông mọi vấn đề sẽ được giải quyết hiệu quả.

+ Sụn nâng mũi nhân tạo
Sụn nhân tạo là một loại sụn có kết cấu bằng silicon đặc biệt và tồn tại bền vững bên trong cơ thể. Sụn này sẽ được đặt ở 2/3 sóng mũi với nhiệm vụ nâng cao mũi đến độ cao như mong đợi.

Trước đây, người ta dùng khối sụn cứng để nâng mũi, phải trải qua cắt gọt sao cho phù hợp với độ cao. Nhưng đến thời điểm hiện tại sụn mềm được thay thế với nhiều size dáng phù hợp. Chỉ cần chọn độ cao trước khi nâng mũi, sau đó chọn loại sụn phù hợp mà không cần cắt gọt mất nhiều thời gian hay kém an toàn như trước.