Ngày nay, tỷ lệ gia tăng số người bị bệnh viêm phụ khoa tăng lên đáng kể. Con số đáng lưu ý đó không chỉ gặp ở những phụ nữ đã gặp gia đình mà còn xảy ra ở các bạn gái vẫn còn độc thân. Tuy nhiên, rất nhiều người trong số những trường hợp bị viêm nhiễm chưa biết rõ viêm nhiễm phụ khoa là gì và cần phải làm gì khi mắc bệnh.
1. Viêm nhiễm phụ khoa là gì?
Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh lý vùng kín thường xảy ra khá phổ biến, bệnh có thể làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày cũng như tác động lên khả năng thụ thai ở người phụ nữ.
Một âm hộ bình thường và khỏe mạnh vẫn sẽ có vi khuẩn và một số tế bào nấm men. Nhưng các tế bào nấm có thể nhân lên gấp bội, gây ra ngứa dữ dội, sưng tấy và kích ứng, gây khó chịu tới người bệnh khi sự cân bằng của vi khuẩn và nấm men thay đổi.
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm phụ khoa
- Viêm do vi khuẩn: đây là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm phụ khoa. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất, viêm nhiễm âm hộ không phải do một loại vi khuẩn nào tấn công mà chính xác là do sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại gây nên.
- Viêm do nấm: nguyên nhân này chiếm 1/3 trong tổng số các ca bị viêm nhiễm. Nấm candida là một vi sinh vật tự nhiên sinh sống trong âm đạo. Nhưng một khi sự mất cân bằng trong âm đạo xảy ra, các vi khuẩn này sẽ không hoạt động hiệu quả, từ đó dẫn đến sự gia tăng của nấm men, gây ra các triệu chứng nhiễm trùng âm đạo.
Ngoài ra, bệnh vùng kín còn có thể xuất hiện do một số bệnh lý liên quan khác hoặc do thường xuyên mặc quần bó sát, sinh hoạt tình dục bừa bãi, không lành mạnh, dùng kháng sinh trong thời gian dài, trong quá trình mang thai, do stress thiếu ngủ…

>>>xem thêm:
những bệnh phụ khoa thường gặp
bị viêm phụ khoa khi mang thai
3. Triệu chứng của bệnh phụ khoa
Khi bị mắc bệnh vùng kín sẽ có một số dấu hiệu như sau:
  • Ngứa âm đạo;
  • Sưng quanh âm đạo;
  • Đau, rát trong khi đi tiểu hoặc đau khi quan hệ tình dục;
  • Mẩn đỏ khu vực âm đạo;
  • Phát ban.

4. Hậu quả của bệnh viêm phụ khoa.
Bệnh viêm nhiễm âm đạo có thể xảy ra ở bất cứ lứa giai đoạn phát triển nào, bởi vậy, việc phòng tránh và giữ vệ sinh sạch sẽ nên là những việc ưu tiên hàng đầu để tránh những di chứng không đáng có. Do đây là bệnh thường gặp nhưng nếu không điều trị tận gốc sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Một số các bệnh liên quan khi để vùng kín viêm nhiễm:

5. Điều trị bệnh viêm phụ khoa
Khi xác định mình có thể bị viêm nhiễm phụ khoa, người bệnh không nên chủ quan tự mua thuốc điều trị tại nhà mà nên tới cơ sở uy tín để khám xét để tìm ra nguyên nhân sớm nhất có thể. Các phương pháp điều trị thường được xác định dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Để điều trị viêm âm hộ hiệu quả, bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra và xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây bệnh sau đó chỉ định liệu trình phù hợp. Nguyên tắc điều trị viêm âm hộ là sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị để tiêu diệt tác nhân gây bệnh, hỗ trợ tái tạo sự cân bằng môi trường vi khuẩn trong âm đạo bằng các dạng thuốc uống, thuốc đặt, kem bôi…
6. Cách phòng ngừa bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Để phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa bạn nên thực hiện một số những điều sau:
  • Không nên coi thường viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
  • Các phụ nữ đang dùng kháng sinh, đang mang thai nên chú ý vệ sinh sạch sẽ
  • Thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ
  • Quan hệ tình dục an toàn như sử dụng bao cao su.
  • Chế độ ăn uống hợp lí;
  • Ăn sữa chua và bổ sung chất lactobacillus;
  • Mặc đồ lót làm từ các sợi tự nhiên như bông, lanh, hoặc tơ tằm;
  • Giặt đồ lót bằng nước nóng;
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên;

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm phụ khoa và cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Để đảm bảo sức khỏe, phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện và có hướng điều trị kịp thời đối với các bệnh lý.