Cách chữa bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới

Giãn tĩnh mạch chi dưới ( Giãn tĩnh mạch chân )là bệnh lành tính do sự rối loạn lưu thông dòng máu tĩnh mạch về tim, đa phần do sự bất thường cấu tạo thành mạch 2 chân, thường do nguyên nhân thư phát.

2. Phân loại giãn tĩnh mạch chi dưới: Tùy theo vị trí và nguyên nhân của tổn thương bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới được chia làm 4 nhóm:

- Nhóm giãn tĩnh mạch tiên phát hay còn gọi là giãn tĩnh mạch vô căn: trong nhóm này, ban đầu các tĩnh mạch bị giãn và dài ra sau đó các van tĩnh mạch mất dần chức năng.

- Nhóm giãn tĩnh mạch thứ phát, thường do viêm tĩnh mạch: Ở nhóm này các van tĩnh mạch bị mất chức năng trước, sau đó các tĩnh mạch mới bị giãn và dài ra.

- Giãn tĩnh mạch ở người có thai, do tác dụng của nội tiết tố sinh dục nữ và chèn ép của tử cung bị to ra khi có thai.

- Giãn tĩnh mạch bẩm sinh, nguyên nhân do bất thường của thành tĩnh mạch làm nghẹt tĩnh mạch sâu và dò động tĩnh mạch (dạng u máu hỗn hợp).
Hiểu về các Triệu chứng giãn tĩnh mạch thường gặp

3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ:

- Yếu tố gia đình, di truyền, chủng tộc,...

- Nữ thường bị nhiều hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén lên thành tĩnh mạch, do phải đứng lâu trong một số ngành nghề đặc biệt như bán hàng, thợ dệt, do khối lượng cơ thấp hoặc dùng giày không thích hợp. Nữ mắc nhiều hơn nam 4- 5 lần

- Béo phì.

- Thuốc ngừa thai do sử dụng nội tiết tố nên cũng là một yếu tố nguy cơ như thai nghén.

- Tiền sử phẫu thuật vùng tiểu khung như phẫu thuật trong sản khoa và niệu khoa các thủ thuật khác như bó bột, bất động lâu trong gãy xương chi dưới.

- Những bệnh nhân có yếu tố, bệnh lý gây tăng áp lực ổ bụng do rặn tiểu, gắng sức khi đi ngoài: Táo bón, hen phế quản.

4. Chẩn đoán:

a. Cơ năng:

- Đau tức 1 2 chân, cảm giác chuột rút.

- Nặng 2 chân sau khi nằm, đứng, ngồi lâu mất hoặc giảm đi khi bệnh nhân đi lại

- Đau nhiều khi có viêm tắc tĩnh mạch kèm theo.

b. Toàn thân:

- Có hội chứng nhiễm trùng nếu có viêm tắc tĩnh mạch.

- Bệnh lý tim mạch, hô hấp kèm theo

c. Thực thể:

- Chi dưới nổi các búi tĩnh mạch.

- Đám xuất huyết trên da.

- Vết loét .

- Sờ các tĩnh mạch, thấy tĩnh mạch sơ xơ cứng.

- Khám các cơ quan khác: Tim mạch, hô hấp, tiêu hóa,…

- Nghiệm pháp: Schwarz, ho,Trendelenburg và nghiệm pháp Perthe.

d. Cận lâm sàng:

- XNCB: Phục vụ cho điều trị

- SA Doppler mạch 2 chi dưới: Xác định được những rối loạn huyết động học, tình trạng của các van tĩnh mạch, mức độ giãn của tĩnh mạch và các cục thuyên tắc trong lòng mạch
Điều trị bằng áp lực và vai trò của vớ y khoa
---->>> Xem tin tổng hợp về nguyên nhân, triệu chứng Cách điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân từ website Trekhoedep.Vn để sớm có những giải phápphòng ngừa chữa trị cho bạn và gia đìn
Điều trị bảo tồn nhằm cải thiện tình trạng bệnh bằng áp lực, tập thể dục và dùng thuốc. Điều trị bằng áp lực là nền tảng của phương pháp điều trị bảo tồn. Trong vài trường hợp cần phải băng ép khi mới bắt đầu điều trị để làm giảm phù chân. Cả hai phương pháp băng ép và mang vớ y khoa đều hỗ trợ chân và làm giảm đường kính tĩnh mạch, giúp các van tĩnh mạch khép kín trở lại, do đó phục hồi tác dụng của van “một chiều”, tức là ngăn chặn máu chảy xuống phần thấp của chân.

Vớ y khoa được dùng sau điều trị băng ép, hoặc dùng từ đầu để bó chân lại. Vớ y khoa có tác dụng phòng ngừa việc hình thành các tĩnh mạch giãn và giữ cho bệnh tĩnh mạch hiện có không tiến triển thêm. Nếu bệnh tĩnh mạch không được điều trị, nó có thể tiến triển xấu hơn và trở nên mạn tính. Đó là lý do tại sao mang vớ y khoa là đặc biệt quan trọng để phòng ngừa tiến triển xấu hơn cũng như các biến chứng của bệnh tĩnh mạch.

Mang vớ ép áp lực tăng dần vẫn là biện pháp trị liệu đầu tiên cho bệnh lý tĩnh mạch nguyên phát. Phương pháp này tương đối rẻ tiền, ít nguy cơ, có thể cải thiện triệu chứng cơ năng liên quan tới suy van và giãn tĩnh mạch. Chưa xác định được áp lực chính xác là bao nhiêu thì cải thiện lâm sàng. Bất lợi lớn nhất có thể làm cho phương thức điều trị này thất bại là khả năng chấp nhận và dung nạp của bệnh nhân.