Đau mắt đỏ là bệnh về mắt khá phổ biến và dễ lay lan từ người này sang người khác. Thế nhưng nguyên nhân đau mắt đỏ là gì, bao lâu sẽ khỏi? vẫn là thắc mắc của nhiều người, bởi nếu như để lâu dễ xuất hiện thêm nhiều biến chứng nguy hiểm và gây giảm thị lực, có thể dẫn đến mù lòa.

1. Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc, là tình trạng mắt bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus gây ra. Những người bị đau mắt đỏ thường sẽ có những biểu hiện như mắt đỏ từ nhẹ đến nặng, đỏ một mắt sau đó sẽ lây sang mắt còn lại. Đau mắt đỏ là bệnh dễ mắc phải và rất dễ lây từ người này sang người khác.

Tình trạng đau mắt đỏ nhẹ sẽ khiến mắt bạn có cảm giác nóng, cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng và chảy nước mắt. Thế nhưng khi bệnh trở nặng, mắt bạn sẽ bị phù đỏ, trong mắt có màng. Chính vì thế, để han chế tình trạng lây lan bệnh tình, khi có những dấu hiệu về đau mắt đỏ, bạn nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân xuất hiện tình trạng đau mắt đỏ

Nguyên nhân xuất hiện tình trạng đau mắt đỏ thường thấy như:

- Virus: Adenovirus và Herpesvirus là loại virus phổ biến gây ra bệnh đau mắt đỏ. Ngoài ra, đường hô hấp bị nhiễm trùng hay cảm lạnh, đau họng cũng là những nguyên nhân khiến bạn mắc phải tình trạng đau mắt đỏ.

- Vi khuẩn: Staphylococcus, Streptococcus pneumonia... là những vi khuẩn gây nên bệnh đau mắt đỏ. Đối tượng thường dễ mắc phải đau mắt đỏ do vi khuẩn là trẻ em đang trong lứa tuổi đi học.

- Dị ứng: Dị ứng bụi, phấn hoa hay lông con vật,... cũng dễ khiến bạn đau mắt đỏ

- Các chất khác: Clo trong hồ bơi, mỹ phẩm bạn sử dụng hằng ngày... cũng có thể gây nên bệnh đau mắt đỏ

- Thời tiết giao mùa: Thời điểm nay cơ thể con người nhạy cảm, dễ mệt mỏi, khiến hệ miễn dịch yếu dần đi nên cũng là nguy cơ mắc phải tình trạng đau mắt đỏ.

>> Tìm hiểu thêm về nguyên nhân và phương pháp điều trị của mỡ mí mắt tại đây.

3. Đau mắt đỏ bao lâu sẽ khỏi

Bệnh đau mắt đỏ nếu được phát hiện sớm và có phương pháp chữa trị kịp thời và hợp lý, thì khoảng từ 7-10 ngày là bệnh tình đã được thuyên giảm.

Thế nhưng, nếu phát hiện ra bệnh tình chậm trễ và đưa ra phương pháp chữa trị không kịp thời và chính xác sẽ dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm về mắt như loét giác mạc, viêm giác mạc và thâm chí là mù lòa.

4. Chữa đau mắt đỏ như thế nào?

Thực tế, tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng đau mắt đỏ, sẽ có những cách chữa trị khác nhau. Cụ thể như sau:

- Đau mắt đỏ do virus: Bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày. Trong quá trình bệnh, bạn có thể chườm lạnh để giảm tình trạng sưng, rửa mặt bằng nước sạch, nhỏ nước mắt nhân tạo.

- Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Tùy vào tình hình bệnh của bạn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm hay bôi thuốc mỡ để điều trị.

- Đau mắt do dị ứng: Tránh sử dụng và tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Đồng thời bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhỏ và thuốc uống để giảm tình trạng dị ứng. Ngoài ra, thuốc nhỏ mắt cũng sẽ giúp bạn giảm cảm giác ngứa.

5. Đau mắt đỏ cần có chế độ ăn uống như thế nào

Những người bị đau mắt đỏ muốn nhanh khỏi bệnh cần kết hợp uống thuốc và chế độ ăn uống đúng cách, tránh khiến mắt nóng, ngứa hay sưng hơn.

- Thực phẩm kiêng: Những thực phẩm có mùi tanh, tôm, cá, rau muống, chất kích thích, nước uống có gam mỡ động vật,...

- Thực phẩm nên ăn: Bổ sung các thực phẩm như cà rốt, rau xanh, ớt chuông, lòng đỏ trứng, dầu cá,...

6. Cách phòng tránh đau mắt đỏ

- Để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ, bạn cần đặc biệt chú ý những điều sau:

- Thường xuyên vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là rửa tay bằng xà phòng và nước sạch

- Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, gối,...

- Đồ dùng nên thường xuyên giặt sạch sẽ, phơi khô ngoài nắng, tránh tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển

- Bỏ thói quen dụi mắt thường xuyên

- Nếu nghe thông tin dịch đau mắt đỏ đang bùng phát, bạn nên tránh đến các hồ bơi

- Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, kể cả người đã đang mắc phải đau mắt đỏ

Tuy đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan nhưng đây là bệnh lành tính, nhưng nếu không biết giữ gìn và chăm sóc, lâu ngày sẽ khiến ảnh hưởng đến thị lực. Do đó nếu phát hiện mình có những biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám, chữa trị sớm nhất, tránh lây lân cho nhiều người khác

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh đau mắt đỏ, để có thể phòng tránh cũng như ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của bệnh tình.